Châu Âu đã "chậm chân" trong cuộc chiến chống COVID-19?

16:25 17/03/2020
Trong bảng thống kê do Worldometers cập nhật ngày 17/3, có tới 6 trong tổng số 10 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất nằm tại châu Âu. Lục địa già dự kiến sẽ đóng cửa biên giới một tháng để đối phó với dịch bệnh, nhưng liệu điều đó có muộn màng?


Châu Âu đang trong cuộc chiến

"Chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh, một cuộc chiến vì sức khỏe cộng đồng, rõ ràng rằng chúng ta đang chiến đấu chống lại một kẻ thù vô hình và khó lường", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên truyền hình tối 16/3, theo đó yêu cầu hạn chế tối đa đi lại trên toàn quốc trong vòng 15 ngày tới.

Đây là lần thứ 2 trong 4 ngày qua ông Macron lên tiếng về dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) do SARS-CoV-2 gây ra, và ông hoàn toàn có lý do để làm việc này.

 Tính đến ngày 17/3, Pháp đã có tổng số 6.633 người nhiễm COVID-19 với 148 người tử vong, kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên hôm 24/1.

Phun khử trùng tại một nhà ga của Tây Ban Nha. Ảnh: The Guardian 

Nhưng, vào cuối tuần qua, phe Áo ghi-lê vàng vẫn tiến hành biểu tình tại nhiều nơi trên nước Pháp. Điều này, theo Reuters nhận định, phản ánh việc người Pháp chưa thực sự ý thức được mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. 

Song, Pháp chưa phải trường hợp tệ nhất. Tại Italia, số ca nhiễm COVID-19 đã tăng lên gần 28.000 người, với 2.158 người tử vong. Các y bác sĩ Italia buộc phải thừa nhận họ đang ở trong một cuộc chiến, và hệ thống y tế đứng trước nguy cơ vỡ trận. Ông Daniel Koch thuộc cơ quan y tế Thụy Sĩ, hôm 17/3 cũng dự đoán: "Có rất nhiều người đã bị nhiễm, và nếu điều này tiếp diễn, hệ thống bệnh viện sẽ sụp đổ".

Thụy Sĩ ngày 16/3 đã huy động hơn 8.000 binh sĩ tham gia cuộc chiến chống COVID-19, sau khi công bố đại dịch COVID-19 là một trường hợp khẩn cấp đặc biệt. Nhưng, chính quyền Thụy Sĩ cũng chỉ ban hành quyết định này sau khi có hơn 2.330 công dân dương tính với SARS-CoV-2, cùng 14 bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại đây. 

Các quốc gia đang triển khai liên tục các biện pháp đẩy lùi COVID-19. Ảnh: BBC

Vì đâu nên nỗi?

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16/3 đã đề xuất đóng cửa toàn khối và cấm người nước ngoài nhập cảnh trong 30 ngày để chiến đấu với đại dịch COVID-19, một động thái là LA Times nhận định là "có thể đã muộn màng", khi mà Tổ chức Y tế Thế giới trước đó đã tuyên bố châu Âu là "tâm chấn" mới của đại dịch COVID-19.

Lý giải về việc vì sao COVID-19 lại có thể lan rộng và lan nhanh trên lục địa già đến vậy, LA Times cho rằng chính việc không thống nhất biện pháp đối phó giữa các quốc gia đã gây khó khăn trong quá trình chống dịch. Nói cách khác, COVID-19 đang thể hiện sự chia rẽ trong nội bộ châu Âu, theo LA Times.

Ngày 16/3, Đức tuyên bố sẽ áp dụng các quy định hạn chế đi lại dọc theo hầu hết các khu vực biên giới, khẳng định sẽ chủ động làm việc này mà không cần thông báo cho bất cứ quốc gia láng giềng nào khác. Áo, CH Czech, Slovakia, Hungary và Ba Lan cũng đã làm điều tương tự: chủ động đóng cửa biên giới.

Phản ứng chậm và chưa phù hợp trong ứng phó với COVID-19 cũng là lý do khiến châu Âu "hụt hơi", mà Italia là một điển hình. Cùng phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1, nhưng khi số ca nhiễm tại Hàn Quốc ngày 1 giảm, số ca nhiễm tại Italia ngày một tăng.

Hệ thống y tế châu Âu gồng mình chiến đấu với dịch bệnh. Ảnh: NY Post

 Hiện tại, các bác sĩ cấp cứu ở Italia đang rơi vào khủng hoảng. Số bệnh nhân cần dùng vật tư chăm sóc đặc biệt càng gia tăng trong khi cơ sở vật chất có hạn đã buộc các bác sĩ tại đây phải chọn chỉ tập trung điều trị những bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn, theo Reuters.

New York Times đồng thời nhận định, trên khắp châu Âu mới ít hôm trước vẫn tồn tại suy nghĩ rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe này sẽ tan biến mà không cần can thiệp. Tại Anh, các chuyên gia đánh giá, quốc gia này phản ứng với dịch bệnh COVID-19 muộn hơn các nước khác tới 4 tuần, khi mà số người nhiễm và tử vong vì COVID-19 tăng lên gấp đôi chỉ trong vài ngày. 

Cho đến nay, chính phủ nước này vẫn chưa áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ như nhiều quốc gia châu Âu khác, bất chấp dịch COVID-19 đang lan rộng. Chính điều này đã khiến chính phủ Anh bị công chúng chỉ trích nặng nề. Tuy nhiên, phát biểu trên kênh truyền hình BBC, Bộ trưởng Y tế Hancock khẳng định London sẽ công bố các biện pháp khẩn cấp trong ngày 17/3.

An Nhiên (T.H)

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文