Châu Âu đang thay đổi cái nhìn về dùng khẩu trang chống COVID-19?

17:13 03/04/2020
Chỉ một tháng trước, các quốc gia châu Âu còn cho rằng việc đeo khẩu trang không có tác dụng trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19, thì giờ đây, nhiều nước châu Âu đã phải "suy nghĩ lại", trong bối cảnh COVID-19 đang xâm lấn lục địa già. 
Du khách đeo khẩu trang tại một điểm du lịch. Ảnh: BI

Sự dịch chuyển của đại dịch COVID-19 đã thay đổi trong 2 tháng qua. Ban đầu, những tin tức về dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, về du thuyền có người nhiễm neo đậu tại Nhật Bản, về bệnh nhân siêu lây nhiễm thuộc giáo phái Hàn Quốc liên tục xuất hiện trên mặt báo.

Nhưng, sau 2 tháng, diễn biến đã đảo chiều. Mỗi ngày, các trang tin liên tục cập nhật số ca nhiễm và tử vong "phá vỡ các kỷ lục" được ghi nhận tại các nước châu Âu, và Mỹ. Chỉ sau vài tuần, Italia trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, song hành cùng Mỹ - quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới. 

Trong bảng thống kê được Đại học Johns Hopkins cập nhật tính đến ngày 3/4, hơn một nửa quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới nằm tại châu Âu. Trong khi đó, số ca nhiễm tại nhiều nước châu Á đang chậm lại, hoặc vẫn được "kìm đà". Điều này đã khiến các quốc gia châu Âu nhanh chóng thay đổi biện pháp chống dịch của mình.

Khẩu trang cũng xuất hiện tại các sân bay. Ảnh: WEF

Ông Hanno Kautz, phát ngôn viên Bộ Y tế Đức, cho biết nước này đang xem xét yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi đi siêu thị, sau khi số ca nhiễm tại đây tăng lên gần 85.000 người. Viện Dịch tễ liên bang Đức Robert Koch (RKI) cũng chuyển sang ủng hộ việc đeo khẩu trang ngay cả khi không có triệu chứng bệnh. Trước đây, RKI chỉ khuyến cáo việc dùng khẩu trang cho những người mắc bệnh.

Áo có thể sẽ trở thành quốc gia tiếp theo triển khai việc đeo khẩu trang mọi lúc - mọi nơi, sau khi công bố quy tắc mới hồi đầu tuần rằng mọi người cần đeo khẩu trang khi ra ngoài. Thủ tướng Áo Sebastian Kurz trong một tuyên bố đã lưu ý rằng, khẩu trang là "điều gì đó xa lạ" với văn hóa Áo, nhưng đất nước cần phải nỗ lực và tìm ra những phương thức mới để chống COVID-19.

Chính phủ Cộng hòa Czech cũng đã nhanh chóng áp dụng cách chống dịch hiệu quả này từ châu Á. Bộ trưởng Y tế Czech Adam Vojtech cho biết: "Czech là một trong số ít nước châu Âu chứng kiến sự lây lan rất chậm của virus. Điều khác biệt chính là do mọi người đều đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà".

Người dân Czech đã hưởng ứng sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang khi ra đường của chính phủ, đồng thời tăng cường sản xuất và phân phát khẩu trang tự chế để chống dịch. Điều tương tự cũng xảy ra tại Slovakia, khi việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng đã trở thành yêu cầu bắt buộc, theo The Financial Times.

Thế nhưng, việc đeo khẩu trang vẫn chưa nhận được cái gật đầu hoàn toàn từ châu Âu. Nhiều quốc gia, trong đó có Anh, vẫn cho rằng khẩu trang không đóng vai trò quan trọng trong phòng chống COVID-19, theo nguồn tin The Guardian. 

Trong khi đó, trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khẩu trang vải không được xem là giúp chống lại COVID-19, khẳng định không khuyến khích sử dụng khẩu trang vải thay khẩu trang y tế. Nguyên do là khẩu trang vải có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do độ ẩm và khả năng lưu giữ virus.

Lam Ninh (T.H)

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文