Chưa có ngày bình yên cho Syria

07:58 14/12/2016
Mặc dù Aleppo - thành phố do nhóm đối lập kiểm soát từ năm 2012 – đã chính thức được giải phóng, theo như tuyên bố của quân đội Syria hôm 12-12, nhưng Chính phủ Syria vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia chỉ ra rằng, các nhóm vũ trang bị đánh bật khỏi Aleppo sẽ không theo đuổi hòa bình hay hạ vũ khí, mà sẽ tập hợp thành những tổ chức lớn hơn, mở chiến dịch tái chiếm các khu vực khác tại Syria.

Hôm 11-12, Chính phủ Syria đã lần đầu tiên chính thức thừa nhận thành phố cổ Palmyra của tỉnh Homs, miền Đông Syria, một lần nữa lại rơi vào cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, sau 9 tháng quân đội chính phủ chiếm quyền kiểm soát thành phố này.

Chỉ trước tuyên bố này vài giờ, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, IS đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Palmyra. Việc IS tái chiếm Palmyra cho thấy cả thực trạng lẫn triển vọng kết cục cuộc chiến tranh ở Syria không lạc quan như tâm trạng của phía Chính phủ Syria và các đồng minh chiến lược, trong đó có Nga, kể từ sau khi đánh bại IS ở Palmyra và sau khi giải phóng Aleppo. Rõ ràng, IS ở Syria đã bị suy yếu đi đáng kể nhưng xem ra vẫn còn đủ tiềm lực quân sự để tiến hành những cuộc tấn công quân sự lớn, vẫn còn đủ khả năng thách thức chính phủ Syria, Nga và các đối tác liên minh liên kết khác về quân sự ở Syria.

Theo các quan chức tỉnh Homs, số lượng chiến binh IS trong cuộc tấn công tái chiếm Palmyra, nổ ra hôm 8-12, gấp khoảng 2 lần so với hồi năm 2015 và của chúng trong tháng 10. Theo đó, lượng chiến binh rơi vào khoảng từ 4.000 – 5.000 tay súng. Bên cạnh đó, việc IS tái chiếm Palmyra còn cho thấy phía chính phủ Syria và Nga đã bộc lộ những yếu kém về tiềm lực quân sự và có thể cả sai lầm về sách lược.

IS tấn công tái chiếm thành phố Palmyra khi quân đội chính phủ Syria và Nga cùng các đồng minh khác tập trung bao vây và tấn công lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở thành phố Aleppo. Dường như họ không có đủ tiềm lực quân sự để vừa giải phóng và chiếm lại thành phố Aleppo, vừa tiếp tục tấn công IS để IS không thể lại từ sa mạc tràn vào thành phố như Palmyra.

Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố Mỹ trong việc này. Theo Bộ Quốc phòng Nga và các nguồn tin khác, các tay súng IS dễ dàng thực hiện cuộc tấn công Palmyra đến từ khu vực Raqqa và Deir ez-Zor, nơi mà các liên minh do Mỹ đứng đầu và các hoạt động chiến đấu chống lại IS đã bị họ tạm ngừng. Ngoài ra, một phần các chiến binh đến từ các khu vực thành phố Mosul của Iraq.

Khung cảnh hoang tàn ở Aleppo. Ảnh: Reuters.

Trước sự kiện này, Chủ tịch Viện Trung Đông, ông Yevgeny Satanovsky lưu ý rằng, Mỹ - “đối tác” của chúng ta đã không làm bất cứ điều gì để cố gắng ngăn chặn các đường cơ động của IS, thậm chí lực lượng IS cơ động một cách công khai qua sa mạc với nhiều vũ khí hạng nặng nhưng liên minh của Mỹ dường như làm ngơ trước sự kiện này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh đã tạo điều kiện cho IS tái chiếm Palmyra.

Cuộc nội chiến ở Syria chuẩn bị bước sang năm thứ 6 nhưng vẫn chưa giải quyết được do xung đột lợi ích giữa các cường quốc liên quan. Phát biểu hôm 12-12, khi có chuyến thăm tới Belgrade (Serbia), Ngoại trưởng Lavrov cho hay, cuộc đàm phán giữa Moskva và Washington về cuộc xung đột tại Syria đã đi vào “ngõ cụt”, tuy nhiên, Nga vẫn để ngỏ các cuộc đối thoại về việc rút quân của các lực lượng đối lập tại Syria. Bên cạnh đó, Nga cũng sẵn sàng tổ chức đàm phán nhanh chóng với Mỹ về việc mở tuyến đường cho các nhóm đối lập rút khỏi Aleppo.

Ngoại trưởng Lavrov khẳng định, việc rút lực lượng đối lập phải được nhất trí trước khi thực hiện bất cứ lệnh ngừng bắn nào tại Aleppo. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cho biết thêm rằng, ban đầu Moskva và Washington đã nhất trí về các hành lang rút quân. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 2-12, phía Mỹ đã rất ủng hộ đề xuất này nhưng chỉ 4 ngày sau đó, họ đã rút lại sự ủng hộ này và trở về lập trường cũ.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố việc Nga thông báo với nước này muốn trì hoãn việc áp đặt lệnh ngừng bắn, vốn được ban bố nhằm tạo điều kiện cho dân thường rời khỏi thành phố Aleppo, là không thể chấp nhận được. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nêu rõ thay vì chấp nhận đề xuất của Mỹ về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, phía Nga đã thông báo rằng lệnh ngừng bắn không thể bắt đầu trong một vài ngày tới, nghĩa là cuộc tấn công của quân chính phủ Syria và lực lượng ủng hộ họ sẽ tiếp tục cho đến khi có một thỏa thuận có hiệu lực.

Trong bối cảnh tình hình tại Aleppo và những báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng, Mỹ cho rằng điều này là không thể chấp nhận được.

Có ý kiến cho rằng, Mỹ đang “khó chịu” vì thành công của Nga và Syria tại Aleppo. Nhà phân tích chính trị Vladimir Ardayev của Hãng thông tấn quốc gia Nga Rossiya Segodnya cho rằng, chính những tiến bộ gần đây của Nga và Syria trong nỗ lực giải phóng thành phố Aleppo khỏi sự kiểm soát của IS đã khiến Mỹ “đứng ngồi không yên” và thúc đẩy Washington tìm mọi cách giành lại thế chủ động của Moskva vì sợ Nga sẽ có vai trò chính trên bàn đàm phán sau chiến thắng ở Aleppo.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Anatoly Tsyganok thì cho rằng, Tổng thống Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện theo đuổi chính sách với ưu tiên hàng đầu là lật đổ chế độ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.

Xét cho cùng, trong khi các “ông lớn” vẫn còn đang bận bịu lo toan cho những lợi ích của riêng mình, thì người dân Syria vẫn đang ngày ngày phải sống chung với mũi tên hòn đạn, với lưỡi hái tử thần của IS. Ngày bình yên cho Syria vẫn chỉ là ánh sáng ở cuối đường hầm.

Minh Nhật

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

Ngày 29/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng gồm Nguyễn Ngọc Trà Mi (SN 1996), Nguyễn Thanh Thảo My (SN 2023), Phạm Giang Bắc (SN 1987), Nguyễn Xuân Trường (SN 1994) cả 4 đều ngụ TP. Biên Hòa và Nguyễn Minh Sang (SN 2000) ngụ huyện Định Quán để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Diễn đàn quốc tế Bắc Cực là nền tảng quan trọng để thảo luận các vấn đề hiện tại liên quan đến sự phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ Bắc Cực, thiết lập cơ chế hiệu quả cho việc sử dụng chung và khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của khu vực này ở nhiều cấp độ khác nhau.

Để quản lý đầu tư công đối với hàng trăm dự án phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, UBND TP Hồ Chí Minh đã thành lập ra đến 3 Ban quản lý dự án (BQLDA). Hàng năm, mỗi BQLDA này làm đại diện chủ đầu tư ít nhất cũng vài chục dự án phát triển hạ tầng, trong đó có nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ, thậm chí là cả chục nghìn tỷ đồng nên đều được xem là các “siêu” BQLDA thuộc UBND thành phố...

Với thủ đoạn giả danh công an, nhóm đối tượng đe dọa nạn nhân nghi vấn liên quan đến số tiền bất minh để chiếm đoạt hơn 2 triệu USD ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã xác lập chuyên án đấu tranh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công an tỉnh Tây Ninh cùng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và công an nhiều tỉnh, thành phố khác đã nhanh chóng bắt giữ các đối tượng gây án, thu hồi toàn bộ tài sản.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an xác định Lê Thị Mai đã lợi dụng việc tố cáo, phản ánh, kiến nghị không đúng sự thật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dòng sông Dâu cổ xưa đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh đã bị bồi lắng trở thành ruộng đồng từ hàng trăm năm qua. Cuối năm 2024, trong lúc nạo vét cải tạo một ao cá (thuộc khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành), người dân đã phát hiện hai chiếc thuyền cổ nằm song song với nhau, được đấu nối thành thuyền song thân.

Cuộc xung đột ở Ukraine dần đi đến hồi kết, mở ra hi vọng cho Kiev nhận được hàng tỷ USD hỗ trợ từ các nước phương Tây để tái thiết đất nước. Tuy vậy, để hiện thực hóa tiến trình đó, ngoài chi phí khổng lồ và một chính sách phát triển hợp lý, Ukraine còn cần nguồn nhân lực mạnh mẽ. Bài toán của Ukraine lúc này là làm sao thuyết phục hàng triệu người đã rời bỏ đất nước trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.