Chưa có phán quyết về lệnh cấm nhập cư của ông Trump

08:12 08/02/2017
Sáng ngày 8-2 (giờ Việt Nam), sau hơn 1 tiếng đồng hồ tranh luận, phiên điều trần đầu tiên về sắc lệnh cấm nhập cư gây tranh cãi của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa đi đến một kết luận nào.


Lệnh cấm nhập cư được ông Trump ban hành ngày 27-1 nhấn mạnh, Mỹ sẽ cấm công dân của 7 nước có người Hồi giáo chiếm đa số - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. 

Theo lời của tân Tổng thống Trump, đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ và vì mục tiêu duy nhất là bảo vệ nước Mỹ và người dân Mỹ. Trong vòng 1 tuần kể từ khi ban hành sắc lệnh, Mỹ đã thu hồi khoảng 60.000 thị thực.

Tuy nhiên, sắc lệnh này lại gặp phải phản ứng gay gắt từ giới tư pháp và các cựu quan chức, những người cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến và thiếu nhân đạo. Nước Mỹ một lần nữa lại náo loạn vì các cuộc biểu tình và phản đối của dư luận trước sắc lệnh được coi là quyết liệt nhất của ông Trump kể từ khi nhậm chức đến nay.

Ông Trump và quyết định gây tranh cãi của mình. Ảnh Reuters

Cuối ngày 7-2 theo giờ Mỹ, phiên điều trần đầu tiên về sắc lệnh cấm nhập cư bắt đầu diễn ra tại tòa phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 của Mỹ có trụ sở tại San Francisco. Đây được coi là phiên tòa quan trọng quyết định liệu sắc lệnh sẽ được tiếp tục hay ngừng hoặc sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án tối cao.

Phiên điều trần qua... điện thoại bắt đầu dưới sự chứng kiến và chủ trì của thẩm phán Michelle Friedland, cùng với 2 thẩm phán khác là William Canby và Richard Clifton. Đại diện bên khiếu nại cấp bang gồm bang Minnesota và Washington là cố vấn luật Washington Noah Purcell. Đại diện cho Bộ Tư pháp là ông August Flentje.

Ông August Flentje lên tiếng đầu tiên, lập luận rằng lệnh cấm công dân 7 nước đông dân Hồi giáo chỉ là dừng tạm thời đối với những người tới từ các quốc gia "có nguy cơ khủng bố đặc biệt", 7 quốc gia trên là thiên đường an toàn của những kẻ khủng bố. Theo ông Flentje, Tổng thống có quyền tạm thời ngừng tiếp nhận những người ghét nước Mỹ vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia. 

Một người biểu tình phản đối quyết định của tân Tổng thống

Theo ông, quyết định đóng băng sắc lệnh của Tổng thống đã đánh đổ sự cân bằng với lập luận rằng rất nhiều đối tượng chào đời ở nước ngoài đã bị kết tội vì những tội ác hậu 11-9 và sắc lệnh tạm hoãn nhập cảnh dựa trên những bằng chứng đó.

Các thẩm phán liên tục yêu cầu luật sư đại diện cho Bộ Tư pháp đưa ra những bằng chứng được dùng để ban sắc lệnh cấm công dân 7 nước có người theo Hồi giáo chiếm đa số.

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ tranh luận, thẩm phán Friedland cho biết sẽ cố gắng để đưa ra phán quyết sớm nhất có thể, song không nêu thời hạn cụ thể nào. Trước đó, theo nguồn tin từ phát ngôn viên tòa án phúc thẩm, phán quyết có thể được đưa ra vào cuối tuần này.

Duy Tiến

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文