Chuyên gia Ấn Độ cảnh báo về nguồn lây lan COVID-19 nguy hiểm

13:51 19/06/2021
India Today ngày 19/6 dẫn cảnh báo của các nhà khoa học Ấn Độ cho hay, họ đã phát hiện ra một nguồn lây nhiễm virus SAR-CoV-2 tiềm tàng gây bệnh COVID-19 tại đất nước này. 

Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Ấn Độ và Đại học Jawaharlal Nehru đã phát hiện dấu vết của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu nước ở một vài hệ thống sông, hồ ở khu vực miền Tây nước này, như sông Sabarmati, hồ Kankria, hồ Chandola. 

Cụ thể, Giáo sư Manish Kumar cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập gần 2000 mẫu nước tại hệ thống sông, hồ nêu trên từ ngày 3/9 - 29/12/2019, trong đó, gần 700 mẫu từ sông Sabarmati, 549 mẫu từ hồ Chandola và hơn 400 mẫu từ hồ Kankria.

Nước sông, hồ ở một số khu vực tại Ấn Độ có dấu vết của virus SARS-coV-2. Ảnh: Reut

Giáo sư Manish Kumar cho rằng, dấu vết của SARS-CoV-2 trong nước là một mối nguy tiềm tàng và cần phải thực hiện các xét nghiệm tương tự với hệ thống sông, hồ trên toàn Ấn Độ. Các nhà khoa học đều cho rằng, virus SAR-CoV-2 có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường nước 

Hiện tại, Karnataka trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ đưa ra hệ thống giám sát nước thải ở thành phố Bengaluru, để xác định nguy cơ bùng phát các cụm dịch COVID-19. Trước đó, nhiều người lo ngại nguy cơ dịch bệnh lây lan khi nhiều thi thể bệnh nhân COVID-19 bị thả trôi trên sông Hằng ở bang Uttar Pradesh và Bihar.

Ấn Độ là tâm dịch lớn thứ hai thế giới với gần 30 triệu ca dương tính với COVID-19 và hơn 385.000 ca tử vong. Sự xuất hiện của biến chủng Delta đã kéo theo làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở quốc gia này. 

Dù đã qua đỉnh dịch, các chuyên gia cảnh báo nước này có thể đối mặt với làn sóng COVID-19 thứ ba vào tháng 10 tới. Họ cảnh báo chính phủ và người dân Ấn Độ không nên vội vã nới lỏng các biện pháp phòng dịch, bởi COVID-19 sẽ vẫn còn là mối đe dọa y tế đối với quốc gia Nam Á này ít nhất đến năm 2022.

Linh Đan

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文