Đang có một cuộc di cư chưa từng có ở Anh

18:12 26/08/2017

Trong bối cảnh Anh vừa bị Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích do thiếu chuyên nghiệp tại các cuộc đàm phán Brexit (Anh rời khỏi EU), thì các công dân của EU đang sinh sống tại quốc gia này cũng cảm thấy họ không được hoan nghênh.  

Tiến trình Brexit đang dậm chân tại chỗ. Ảnh: thedrinksbusiness. 

Theo đó, số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) chỉ ra rằng, kể từ tháng 7-2016 (khi Anh tuyên bố sẽ Brexit) đến tháng 3-2017 đã có hơn 122.000 công dân EU rời khỏi nước này (hay còn gọi là Brexodous).

Chia sẻ của công dân EU tại Anh

Lukasz, một người Ba Lan sinh sống tại Anh từ năm 8 tuổi cho hay: "Tôi không còn cảm thấy mình được chào đón ở nơi này nữa. Cảm giác này giống như đang đi ở nhờ nhà người khác vậy".

Chia sẻ của thanh niên 28 tuổi người Ba Lan này chỉ là một trong số hàng trăm ngàn công dân EU đang xem xét để "Brexodous" sau khi nước này quyết định Brexit.

Các chuyên gia cho biết, số lượng công dân EU rời khỏi Anh sẽ không dừng lại ở con số 122.000 mà sẽ vẫn tiếp tục tăng lên. Đây có thể coi là cuộc di cư chưa từng có tại quốc gia này.

Lukasz chia sẻ, anh đã chuyển tới London vào năm 8 tuổi khi mẹ của anh được mời sang đây làm việc. Và kể từ khi đó, anh vẫn luôn coi xứ sở sương mù là quê hương của mình. 

Tỉ lệ công dân EU sinh sống tại Anh ngày càng giảm. Ảnh: ONS. 

"Tôi rất thích sự đa dạng về con người và văn hóa ở đây. Không ai giống nhau và tôi đã gặp gỡ, giao lưu với rất nhiều bạn bè quốc tế. Tuy nhiên kể từ khi nước Anh trưng cầu dân ý để Brexit và phải chứng kiến việc một học sinh bị đâm vào cổ vì nói tiếng Ba Lan, tôi đã thực sự hoảng loạn và cảm thấy nơi này không chào đón mình. Ngoài ra, ai đó đã viết dòng chữ "Hãy biến đi" lên một cửa hàng của người Ba Lan gần với nơi tôi sống", Lukasz nói.

Theo Lukasz, vấn đề phân biệt chủng tộc đang gia tăng trong xã hội Anh. Lukasz đã sống ở đây 20 năm và đây là lần đầu tiên anh thấy những điều tồi tệ này xảy đến. Lukasz lo cho bản thân, lo cho gia đình và cũng lo "người ta" sẽ có cái nhìn sai lệch về đất nước mà anh coi là quê hương thứ hai.

Matteo Mencarelli, một người Italia sinh sống tại Anh cũng đã chuyển tới Sofia (Bulgaria) sau khi nước này tuyên bố Brexit. Mencarelli chia sẻ: "Tôi sẽ nhớ những người bạn của mình ở thành phố này. Nhưng điều khiến tôi lo lắng chính là nước Anh đang tự cô lập mình và điều này thì hoàn toàn bất lợi."

Mencarelli hy vọng, khi "bụi" lắng xuống và một thỏa thuận hợp lý được đưa ra thì chúng tôi sẽ có thể quay trở lại Anh quốc, với một động lực mới và những niềm vui mới.

Một trường hợp khác, Eva Scheffer - nữ nhân viên cứu hộ người Hà Lan làm việc tại Anh cũng đã quyết định tới Trung Đông để ổn định cuộc sống vì lo ngại những nguy cơ về Brexit.

"Tôi rất lo cho những người bạn của mình, bởi phần lớn họ chưa đạt ngưỡng sinh sống trong vòng 5 năm liên tục tại đây. Hầu hết chỉ vào khoảng 3 hoặc 4 năm mà thôi. Chính vì thế tôi rất có thể họ sẽ buộc phải rời khỏi Anh sau Brexit", Scheffer cho hay.

Thêm vào đó, Eva cũng bối rối khi nghĩ tới việc những sinh viên và công dân Anh quốc sẽ mất đi nhiều cơ hội được học tập và trao đổi với các nền văn hóa khác tại lục địa già. Và với một tư duy khép kín, nước Anh sẽ tụt hậu lúc nào không biết.

Người Anh nói gì?

Các tổ chức đại diện cho những công dân EU sống tại Anh đã nhóm họp và yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Theresa May đưa ra cam kết đảm bảo điều kiện cho các công dân EU tại đây. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, với tình hình hiện nay, vấn đề này chưa thực sự được bà May đặt làm ưu tiên.

Bà May và các cộng sự đang thể hiện sự không nhất quán trong đàm phán Brexit. Ảnh: Getty. 

Hiện tại, các cuộc đàm phán giữa Anh và EU vẫn bế tắc do bất đồng trên nhiều chính sách quan trọng. Trong vòng đàm phán mới nhất vào trung tuần tháng 7 vừa qua, EU và Anh thừa nhận có sự khác biệt lớn trong quan điểm về chính sách biên giới, quyền công dân của đôi bên và số tiền Anh phải trả để rời EU.

Bộ trưởng Di cư Anh Brandon Lewis phát biểu: "Chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để tỉ lệ di cư giảm xuống. Điều ảnh sẽ ảnh hưởng cấp tính tới lực lượng lao động, gây ra nhiều hệ quả khác đối với nền kinh tế và các dịch vụ công của Anh."

Cùng với đó, rất nhiều tập đoàn lớn của nước này đã bày tỏ quan ngại sâu sắc sau khi Văn phòng Thống kê Quốc gia công bố bản báo cao này. Việc công dân EU tiếp tục di cư là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chất xám trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt tại Anh.

Tóm lại, giới chuyên gia cho rằng, việc Cao ủy EU mới đây lên tiếng chỉ trích Anh không nhất quán trong đàm phán Brexit là hoàn toàn có cơ sở. Một bên cảm thấy "không được hoan nghênh" và "phân biệt chủng tộc", một bên thì không muốn "chảy máu chất xám" nhưng "hành động nửa chừng". Vì thế, trong khi đàm phán Brexit vẫn "dậm chân tại chỗ" thì Brexodous sẽ tiếp tục tăng.

Như Uyên

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文