Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi “phản ứng toàn cầu” đẩy lùi COVID-19

09:55 04/04/2020
Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 2/4 đã thông qua nghị quyết kêu gọi tăng cường các hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19. Trước đó, cũng có rất nhiều ý kiến khẳng định rằng, chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể giải quyết được những hậu quả do dịch COVID-19 gây ra.


Cụ thể, Nghị quyết 74/270 nêu rõ, ĐHĐ LHQ gồm 193 quốc gia thành viên rất quan ngại trước mối đe dọa của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe và sự an toàn của người dân trên toàn thế giới. Nghị quyết cũng nhấn mạnh những tác động chưa từng có của đại dịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội và thương mại toàn cầu.

Từ đó, ĐHĐ LHQ nhận thấy, “phản ứng toàn cầu” dựa trên sự đoàn kết và hợp tác đa phương là chìa khóa để đẩy lùi những tác động tiêu cực cũng như sớm tìm ra biện pháp chấm dứt đại dịch này. Trong đó bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, kiến thức khoa học và thực hiện từ những hướng dẫn liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trước đó, cũng có rất nhiều ý kiến khẳng định rằng, chỉ có hợp tác toàn cầu mới có thể giải quyết được những hậu quả do dịch COVID-19 gây ra. Tờ Financial Times của Anh chỉ ra rằng, hiện nay có một vấn đề lớn trong chiến lược đối phó với đại dịch COVID-19.

Hội nghị trực tuyến G20 khẳng định cam kết phối hợp toàn cầu ngăn chặn COVID-19.

Các nền kinh tế phát triển đã công bố các gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có, ngược lại, các nước châu Phi lại không có các biện pháp can thiệp tương tự. Nếu COVID-19 không bị đánh bại ở châu Phi, dịch bệnh sẽ quay trở lại với phần còn lại của thế giới. Đó là lý do tại sao chiến lược hiện tại, chỉ bao gồm các biện pháp của các quốc gia cụ thể mà không có sự phối hợp chung, là không bền vững và có thể phản tác dụng.

Chúng ta có thể đánh bại đại dịch với chiến lược toàn cầu. Thiếu những nỗ lực chung, châu Phi có thể đối mặt với tác động tồi tệ nhất, nhưng châu lục này không phải là nơi cuối cùng gánh chịu hậu quả. Nếu các nước châu Phi không thực hiện các biện pháp thích hợp để đấu tranh với đại dịch, không quốc gia nào trên thế giới an toàn. Do đó tất cả phải cùng nhau hành động để chấm dứt dịch bệnh này.

Chiến thắng nhất thời của một quốc gia giàu có nào đó trong việc kiểm soát COVID-19 ở cấp quốc gia, cùng với các lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới, có thể mang lại một kết quả bề ngoài. Nhưng chúng ta đều biết đây là tạm thời. Chỉ có chiến thắng toàn cầu mới có thể chấm dứt đại dịch này. Chiến lược khắc phục những tổn thất về con người và kinh tế của tai họa này phải mang tính toàn cầu, từ khâu xây dựng và thực hiện hành động.

Khi các quốc gia có các nguồn lực cần thiết để tập trung chống lại đại dịch thông qua các thể chế quốc gia của mình, WHO nên được trao quyền và nguồn lực đủ để phối hợp các phản ứng trên toàn cầu và trực tiếp hỗ trợ chính phủ các nước đang phát triển. Trong khi đó, Nhóm G20 cần cung cấp sự lãnh đạo tập thể cho một phản ứng toàn cầu có tính phối hợp.

Dựa trên những thông tin đã được các tổ chức tài chính quốc tế công bố, G20 cần xây dựng một quỹ toàn cầu để ngăn chặn sự sụp đổ của các hệ thống y tế ở châu Phi. Cần thành lập phương tiện để cung cấp sự hỗ trợ về ngân sách cho các nước này. Vấn đề giải quyết gánh nặng nợ của châu Phi cũng cần được xem xét như là một vấn đề khẩn cấp. Cuối cùng, tất cả các đối tác phát triển của châu Phi nên đảm bảo rằng ngân sách hỗ trợ phát triển của họ vẫn được duy trì và không bị chuyển hướng sang các ưu tiên trong nước. Đây là lúc mà lòng nhân đạo và sự đoàn kết được thể hiện và những sự trợ giúp đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, cũng cần một nỗ lực toàn cầu trong việc chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Đó là lợi thế lớn của chúng ta khi đương đầu với các loại virus. Một con virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc và một con virus SARS-CoV-2 ở Mỹ không thể “phím” cho nhau cách thức lây nhiễm cho con người. Nhưng Trung Quốc có thể truyền lại cho Mỹ những bài học quý giá về virus SARS-CoV-2 và cách chống lại nó.

Thông tin mà một bác sĩ ở Milan (Italy) phát hiện ra vào sáng sớm có thể giúp cứu sống nhiều người ở Tehran (Iran) vào buổi tối. Khi Chính phủ Anh đắn đo giữa các chính sách, họ có thể tham vấn Hàn Quốc vì trước đó một tháng, đất nước Kim Chi đã trải qua tình cảnh tương tự. Nhưng để làm được vậy, chúng ta cần có tinh thần hợp tác và sự tin tưởng trên toàn cầu.

Các nước nên sẵn lòng chia sẻ thông tin một cách cởi mở, đồng thời khiêm tốn lắng nghe lời khuyên, bên cạnh đó, tin tưởng vào các số liệu và phân tích chuyên sâu mà họ nhận được. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đạt được thỏa thuận toàn cầu về việc di chuyển giữa các quốc gia. Hoạt động đi lại giữa các nước bị ngừng trệ trong nhiều tháng sẽ đẩy chúng ta vào tình cảnh vô cùng khó khăn và cản trở cuộc chiến chống lại virus SARS-CoV-2.

Các quốc gia cần hợp tác để ít nhất cho phép một số ít những người quan trọng tiếp tục di chuyển qua biên giới như các nhà khoa học, bác sĩ, nhà báo, chính trị gia và doanh nhân. Chúng ta có thể ký một thỏa thuận toàn cầu về việc sàng lọc trước các du khách ngay tại quê hương của họ. Nếu chúng ta biết chỉ những hành khách được sàng lọc cẩn thận mới được phép lên máy bay, chúng ta sẵn sàng cho họ nhập cảnh.

Nhưng đáng tiếc là hiện nay các quốc gia gần như chưa thực hiện được bất cứ biện pháp hợp tác nào kể trên. Sự tê liệt tập thể đang bóp nghẹt cả thế giới. Và dường như chẳng có nhà lãnh đạo nào dẫn dắt những nỗ lực này.

Trước có Mỹ, nhưng giờ Washington chỉ quan tâm đến sự vĩ đại của mình hơn là tương lai của nhân loại. Nếu không có quốc gia nào đứng ra lấp vào chỗ trống mà Mỹ để lại, thì không chỉ việc ngăn chặn đại dịch trở nên khó khăn hơn mà hậu quả còn làm quan hệ quốc tế xấu đi trong những năm tới. Tuy nhiên, trong nguy có cơ. Chúng ta hi vọng đại dịch này sẽ giúp con người nhận ra sự nguy hiểm của tình trạng chia rẽ toàn cầu.

Nhân loại cần đưa ra quyết định. Chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào con đường chia rẽ hay rẽ sang con đường đoàn kết toàn cầu? Nếu chúng ta chọn chia rẽ, nó sẽ không chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng này mà còn có thể dẫn đến những thảm họa khốc liệt hơn trong tương lai. Nếu chúng ta chọn đoàn kết, thì đó sẽ không chỉ là chiến thắng trước dịch COVID-19, mà còn là chiến thắng trước mọi đại dịch và mọi cuộc khủng hoảng sẽ dồn dập tấn công nhân loại trong tương lai.

Khổng Hà (tổng hợp)

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文