Dân Pháp "ùn ùn" xuống đường đòi không tiêm vaccine COVID-19

08:58 18/07/2021
Trong khi hàng loạt quốc gia đối mặt tình trạng thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19, hơn 100.000 người Pháp lại xuống dường phản đối kế hoạch tiêm chủng bắt buộc do Tổng thống Macron ban bố.

Dân Pháp biểu tình phản đối kế hoạch của Tổng thống Macron. Ảnh: Getty Images

Reuters dẫn thông báo của Bộ Nội vụ Pháp cho biết, khoảng 114.000 người, trong đó gần 18.000 người ở thủ đô Paris, hôm 17/7 (giờ địa phương) ùn ùn đổ xuống các đường phố biểu tình phản đối kế hoạch tiêm chủng bắt buộc vaccine COVID-19 do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra.

Theo số liệu được cập nhật trên Worldometers, Pháp là vùng dịch lớn thứ năm thế giới với gần 5,9 triệu ca bệnh, trong đó 111.400 ca đã tử vong. Đến nay, Pháp đã tiêm được hơn 63 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó 27,1 triệu người được tiêm đủ hai liều, tương đương hơn 40% dân số.

Tuy số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này giảm so với giai đoạn trước, song lại đang có dấu hiệu gia tăng trở lại với mức trung bình gần 11.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Đợt bùng phát mới được cho là bởi biến chủng Delta nguồn gốc Ấn Độ, được mô tả là có tốc độ lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

Trước tình thế này, Tổng thống Pháp Macron ra quyết định yêu cầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt buộc với nhân viên y tế và yêu cầu người dân trình giấy chứng nhận âm tính COVID-19 trong vòng 48 giờ hoặc đã tiêm chủng để được phép vào những địa điểm như nhà hàng và rạp chiếu phim.

"Mọi người đều có quyền tự quyết định với cơ thể mình. Không đời nào Tổng thống có quyền quyết định về sức khỏe của cá nhân tôi", một người biểu tình phản đối kế hoạch của ông Macron ở Paris nói.

Đáp lại những lập luận kiểu thế này, Thủ tướng Pháp Jean Castex khẳng định, tiêm chủng là con đường duy nhất chống lại dịch bệnh. "Tôi biết sự lưỡng lự đang gia tăng, nhưng chúng ta phải tìm mọi cách để thuyết phục người dân đi tiêm chủng đó, đó là cách tối nhất", ông Castex nói.

Kết quả thăm dò dư luận tại Pháp chỉ ra rằng số người ủng hộ kế hoạch của ông Macron chiếm đa số. Nhiều chuyên gia cho rằng bước đi của giới chức Pháp là cần thiết, bởi việc chủng ngừa COVID-19 không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ với cộng đồng.

"Biến thể Delta đang ở đây, chúng ta không được lờ đi sự thật về nó, nó dễ lây lan hơn những biến thể trước. Chúng ta phải thích nghi và đối mặt với nó", Thủ tướng Pháp phát biểu.

Thiện Nhân

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

Từ mẫu ADN của các thân nhân, bước đầu cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 16 liệt sĩ chưa biết tên, trong đó có 2 liệt sĩ quê ở xã Nga An và xã Đông Thành, tỉnh Thanh Hoá. Đây là kết quả bước đầu, minh chứng hiệu quả  của Đề án thu nhận mẫu ADN các thân nhân liệt sĩ chưa tìm được hài cốt do Bộ Công an triển khai thực hiện trên toàn quốc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.