Điện Kremlin tiết lộ lí do không đặt mục tiêu quay lại G7

10:41 23/08/2019
Điện Kremlin nhấn mạnh việc quay lại G7 không phải mục tiêu của Nga và đề cao cơ chế đối thoại rộng hơn trong khuôn khổ G20 vì ở đó có sự hiện diện của Trung Quốc và Ấn Độ.

Cờ các nước G7, lần lượt là cờ Đức, Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Mỹ và Canada. Ảnh: MG

“Quay lại G7, trước đây là G8, không phải là mục tiêu mà Nga phấn đấu. Trong bất cứ trường hợp nào, Nga cho rằng cần thảo luận về các vấn đề toàn cầu từ địa chính trị đến an ninh, kinh tế với sự góp mặt của Trung Quốc và Ấn Độ”, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov ngày 22-8 tuyên bố, theo TASS.

Ông Peskov cho rằng, cơ chế G20 (gồm 19 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và Liên minh châu Âu) hiện nay rõ ràng có những ưu thế hơn so với G7 hoặc G8 trong giải quyết các vấn đề quốc tế.

Tuy vậy, theo đại diện Điện Kremlin, Nga cũng không từ chối tham gia bất cứ cơ chế đối thoại nào. Nếu các nước G7 muốn Nga quay lại, họ phải lên tiếng. “G7 có nhiều thành viên. Chúng tôi biết 2 trong số họ (muốn Nga quay lại G7). Chúng tôi cần biết những thành viên kia nghĩ gì”, ông Peskov nói thêm.

G7 được thành lập vào năm 1975 gồm 7 quốc gia có nền kinh tế, công nghiệp hàng đầu thế giới là Anh, Mỹ, Đức, Italy, Canada, Pháp và Nhật Bản. G7 hoàn tất việc kết nạp Nga vào năm 1998 và trở thành nhóm G8 rồi lại quay về định dạng G7 vào năm 2014, khi Nga bị loại vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 20-8 đã trao đổi qua điện thoại và dường như đồng thuận rằng Tổng thống Putin nên được mời tham gia cuộc họp thượng đỉnh G7 vào năm 2020, từ đó khởi động việc tái kết nạp Nga lại nhóm.

Ông Trump nhiều năm nay cho rằng các vấn đề quốc tế sẽ không thể được giải quyết nếu thiếu Nga ở G7. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, cựu Tổng thống Barack Obama thúc đẩy việc khai trừ Nga vì “Putin thông minh hơn ông ta”. G7 sẽ họp thượng đỉnh ở Pháp từ ngày 24 đến 26-8.

Thiện Minh

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文