Điều gì đang đợi Nhật Bản ở phía trước?

08:18 29/08/2020
Chiều 28/8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, năm nay 65 tuổi, đã triệu tập phiên họp chính phủ và công bố quyết định từ chức với các thành viên nội các. Động thái này diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đẩy nền kinh tế đất nước “Mặt trời mọc” lao dốc và Tokyo đi thụt lùi.


Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng lũ lụt hoành hành ở hầu hết khu vực miền Nam, các mối quan hệ gai góc với các nước láng giềng và tình trạng bất định trong mối quan hệ song phương với Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Shinzo Abe từ chức. Ông từng bất ngờ có động thái tương tự vào năm 2007, một năm sau khi lên nắm chính quyền vì căn bệnh đau dạ dày. Mặc dù cho đến giờ vẫn chưa có tin tức nào cho thấy ông không thể đảm đương các công việc của mình.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso sẽ là nhân vật tạm thời thay thế ông cho đến khi diễn ra các cuộc bầu cử tiếp theo. Tuy nhiên, bất cứ nhà lãnh đạo mới nào cũng sẽ phải giải quyết một vấn đề khó khăn là GDP của Nhật Bản từ tháng 4/ 6/2020 lao dốc nghiêm trọng, thậm chí còn tồi tệ hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008.

Quý II năm nay, GDP của Nhật Bản chỉ đạt 485.000 tỷ yên (4.600 tỷ USD), thấp hơn cả mức 504.000 tỷ yên trong quý I/2013, quý đầu tiên mà ông Abe trở lại cầm quyền. Những thành tựu mà các cuộc cải cách kinh tế gây tranh cãi của ông Shinzo Abe - được biết đến với tên gọi Abenomics - mang lại đã bị đảo lộn hoàn toàn.

Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định sẽ sớm từ chức.

Dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Nhật Bản lao dốc và Tokyo đang đi thụt lùi. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng lũ lụt hoành hành ở hầu hết khu vực miền Nam, các mối quan hệ gai góc với các nước láng giềng và tình trạng bất định trong mối quan hệ song phương với Mỹ. Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Thế Vận hội 2020 đã bị hoãn và hoạt động sản xuất của các nhà máy đã bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tokyo đang trải qua thời kỳ đỉnh điểm các ca mắc COVID-19 trong đợt tái bùng phát thứ 2. Ông Shinzo Abe dường như đang mất khả năng kiểm soát đại dịch này, không thể thực thi những biện pháp chống và phòng dịch một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của người dân bởi ưu tiên lớn hơn của chính phủ Nhật Bản hiện nay là tập trung phát triển các hoạt động kinh tế xã hội.

 Chiến lược này được các nước trên thế giới áp dụng. Các chính phủ đều cho rằng mối nguy về kinh tế còn lớn hơn cả những rủi ro mà dịch bệnh này gây ra. Quản lý khủng hoảng chính là chìa khóa. Trong bối cảnh ông Shinzo Abe sớm rời khỏi văn phòng thủ tướng của ông, nhiều người hy vọng sẽ có một quyết định nhanh chóng và táo bạo được đưa ra.

Các nhà lãnh đạo tiềm năng đang bắt đầu có những động thái để chứng tỏ họ là người có thể thay thế ông Abe: trong chuyến công du Singapore, Malaysia và Anh, Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi đã thu hút được những chú ý tích cực và được đánh giá là người có khả năng kế nhiệm ông Shinzo Abe. Ông liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cá nhân ông gặp gỡ những người đồng cấp, bất chấp dịch bệnh, và đã nhận được sự tán dương về các kỹ năng đàm phán cũng như hoàn thành xuất sắc công việc của ông.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến chỉ trích phong cách làm việc đó của ông vì cho là đã phớt lờ những mối lo ngại về vấn đề an toàn. Ngoài Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi, các ứng cử viên tiềm năng thay thế ông Shinzo Abe gồm có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, 63 tuổi; Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, 57 tuổi; cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, 63 tuổi; Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, 71 tuổi và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, 79 tuổi.

Cho dù điều gì xảy ra đi nữa thì những tháng tới sẽ rất quan trọng đối với các chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản và cho dù ai nắm quyền ở Nhật Bản trong những tháng tới thì cũng sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn và phải đưa ra các chính sách cứng rắn. Trong bối cảnh cuộc bầu cử tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9/2021, những gì xảy ra sắp tới đều rất quan trọng đối với Nhật Bản. Tình hình khu vực đang có nhiều biến động và căng thẳng.

Mỹ ngày càng tỏ ra thách thức Trung Quốc và cùng với Luật An ninh quốc gia mà Trung Quốc Đại lục áp đặt cho Hong Kong cộng với những căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Nhật Bản một lần nữa nhận thấy mình bị bao vây bởi những nước láng giềng cứng rắn đang điêu đứng vì căng thẳng gia tăng và các cuộc khẩu chiến.

COVID-19 đang khiến mọi vấn đề trở nên xấu đi nghiêm trọng bởi nó khiến các chính phủ ở khu vực Đông Bắc Á chịu sức ép phải đảm bảo an toàn cho đất nước của mình trước các mối đe dọa. Chính quyền Mỹ cũng đang gây khó cho Nhật Bản khi đặt ra vấn đề chi phí an ninh trong thời gian này. Trong bối cảnh COVID-19 đang lây lan nhanh chóng và các nước phải dốc sức chống dịch bệnh, có lý do để (Nhật Bản cũng như các nước) không theo đuổi những chính sách như vậy trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Mối quan hệ Mỹ-Nhật là một nhân tố quan trọng trong khu vực vì Tokyo đang mở rộng ảnh hưởng quân sự bằng cách tham gia các chiến dịch hàng hải bên ngoài Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Nhật vẫn đang tiếp diễn ở Ấn Độ Dương, đánh dấu 60 năm hợp tác và giúp duy trì mối quan hệ song phương này vững chắc và thiết thực.

Tuy nhiên, thực tế này trong lĩnh vực chính trị lại hoàn toàn khác. Trong bối cảnh ông Shinzo Abe từ chức và nói lời “tạm biệt”, Nhật Bản sẽ bước vào một thời kỳ bất định với câu hỏi: Điều gì sẽ chờ đợi Nhật Bản ở phía trước và sự phục hồi kinh tế của nước này sẽ ra sao trong một môi trường an ninh bất ổn như hiện nay?

Khổng Hà (tổng hợp)

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 26/11 cho biết sẽ áp thuế đáp trả Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa Mexico nếu nước này không ngăn chặn dòng ma túy và người di cư qua biên giới.

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Ngày 27/11, Công an TP Hà Nội cho biết, một người đàn ông ở tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã bị mất hơn 200 triệu đồng khi cài đặt phần mềm “giả mạo” để đóng thuế điện tử. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên; tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文