EU dốc hàng nghìn tỷ euro khôi phục kinh tế sau đại dịch

20:25 24/04/2020
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí lập ra một quỹ có thể kêu gọi ít nhất một nghìn tỷ euro (1,1 nghìn tỷ USD) để gây dựng lại nền kinh tế khu vực bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.
Ảnh minh họa. 

“Quỹ này sẽ đủ lớn, nhắm vào các lĩnh vực và khu vực địa lý của châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất và được dành riêng để đối phó với cuộc khủng hoảng chưa từng có này”, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia EU cho biết trong một cuộc họp trực tuyến ngày 23/4.

Người đứng đầu chính phủ EU yêu cầu các quan chức tại Ủy ban châu Âu đưa ra các đề xuất chi tiết khẩn cấp, bao gồm việc quỹ phục hồi sẽ liên quan đến ngân sách của khối trong giai đoạn 2021-2027 như thế nào.

EU đang lên kế hoạch mở rộng ngân sách từ khoảng 1,2% GDP lên 2% GDP và sau đó sử dụng các quỹ bổ sung đó như một sự đảm bảo để vay với lãi suất thấp từ thị trường tài chính.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết vấn đề này phải được xem xét kỹ lưỡng.

Các nhà lãnh đạo EU cũng đã ký kết một gói biện pháp ứng cứu khẩn cấp trị giá ít nhất 500 tỷ euro (538 tỷ USD) được các bộ trưởng tài chính đưa ra hồi đầu tháng này. Gói ứng cứu này bao gồm 100 tỷ euro trợ cấp tiền lương nhằm ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt, cũng như hàng trăm tỷ euro cho các doanh nghiệp vay và tín dụng cho các chính phủ EU.

“Có nhiều lý do để lạc quan rằng, ngay cả khi chúng ta không nhận được nhiều sự phản hồi như chúng ta muốn, thì biện pháp tài chính của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng này vẫn có thể có quy mô như mong đợi”, chiến lược gia Kite General cho biết.

Phản ứng của EU, cùng với các nỗ lực kích thích kinh tế trị giá vài trăm tỷ euro đã được thỏa thuận ở cấp quốc gia, là một nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy thoái kinh tế sâu sắc của khu vực biến thành suy thoái theo phong cách những năm 1930.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến ​​GDP của EU sẽ giảm 7% trong năm nay và dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động kinh tế trong tháng 3 và tháng 4 có thể đã sụp đổ từ 20% đến 30%.

Phát biểu sau hội nghị trực tuyến này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng các quốc gia EU đã đồng thuận về sự cần thiết phải có “phản ứng mạnh mẽ, phối hợp (trị giá) khoảng 5 đến 10 (phần trăm) GDP”.

Dù vậy, vẫn còn sự khác biệt về cách thức hoạt động của quỹ, đặc biệt là liệu có nên cung cấp các khoản vay hoặc trợ cấp cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Italia và Tây Ban Nha hay không. Các khoản tài trợ, hoặc chuyển tiền trực tiếp, sẽ đồng nghĩa với một mức độ chia sẻ nợ mà các quốc gia như Hà Lan, Áo và Đức đã phản đối từ lâu.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết.

“Thị trường chung ngày nay mang lại lợi ích cho một số quốc gia hoặc khu vực có năng suất cao nhất ở châu Âu vì họ sản xuất hàng hóa mà họ có thể bán ở các khu vực khác. Nếu chúng ta từ bỏ các khu vực này, nếu chúng ta từ bỏ một phần của châu Âu, tất cả châu Âu sẽ suy giảm”, ông Macron nói.

Thủ tướng Italia, Giuseppe Conte, người từng chỉ trích phản ứng của EU đối với đại dịch, bày tỏ sự hài lòng với kết quả của hội nghị thượng đỉnh trực tuyến này.

Một tuần trước, ông Macron cảnh báo rằng EU đang đối mặt với “khoảnh khắc của sự thật” và việc thiếu sự đoàn kết tài chính giữa các quốc gia thành viên có thể gây ra mối đe dọa hiện hữu cho khối.

Các nước châu Âu hiện là những ổ dịch lớn. Tây Ban Nha, Italia, Pháp và Đức xếp liền nhau trong top 5 nước dẫn đầu về số ca mắc COVID-19 chỉ sau Mỹ. Tây Ban Nha có hơn 219.000 ca nhiễm và khoảng 22.500 ca tử vong. Ba nước còn lại cũng đã ghi nhận mỗi nước hơn 150.000 ca nhiễm. 

Duy Tiến

Chiều 10/1, Trung tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác Công an năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Công an TP Cần Thơ. Về phía địa phương có đồng chí Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Giám đốc Công an TP Cần Thơ chủ trì hội nghị. 

Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Ngày 10/1, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiến hành luận tội và đề nghị mức hình phạt đối với 144 bị cáo có đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam) ĐKVN), 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Ngày 10/1, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina và Công ty Thương mại Dịch vụ Hoàng Gia), Trần Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land) cùng 7 đồng phạm về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 10/1, lãnh đạo UBND TP Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) xác nhận thông tin, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 1 người từ vong và 4 người khác phải nhập viện cấp cứu.

Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước. Cùng với cấp uỷ chính quyền các cấp và các ban ngành đoàn thể trên địa bàn, Công an tỉnh Điện Biên là một trong những đơn vị phát huy cao độ tính tiền phong, gương mẫu trong việc kết nối, tổ chức triển khai hỗ trợ cũng như trực tiếp thực hiện Đề án. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文