EU trừng phạt các quan chức quân đội và an ninh Myanmar

09:43 20/03/2021
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sẽ áp các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Myanmar vào tuần sau, trong bối cảnh Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực chặn lãnh đạo quân đội Myanmar tiếp cận nguồn tài chính và vũ khí.
Biểu tình ở Myanmar. Ảnh AP. 

Động thái này được đưa ra khi khối gồm 27 quốc gia này hồi tháng trước đồng ý nhắm đến quân đội Myanmar và lợi ích kinh tế của quân đội nước này sau cuộc chính biến đầu tháng 2.

Một quan chức ngoại giao EU cho biết, 11 quan chức thuộc quân đội và cảnh sát Myanmar sẽ chịu trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản và liệt vào danh sách cấm visa của EU. 

Các biện pháp trừng phạt đầu tiên này dự kiến sẽ không nhắm đến các doanh nghiệp liên quan đến quân đội, tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết một vài doanh nghiệp có thể sẽ bị áp trừng phạt vào những tuần tới.

Ngày 20/3, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tình hình Myanmar Tom Andrews đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngay lập tức ứng phó với tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang tại nước này bằng cách “tước đi quyền tiếp cận nguồn tiền và vũ khí” của lực lượng an ninh.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng tái lên án đối với tình hình ở Myanmar, đồng thời tố cáo tình trạng bạo lực tại đây. Người phát ngôn của ông Guterres nhấn mạnh, cần phải có một “phản ứng quốc tế thống nhất và vững chắc”.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lên nắm quyền hôm 1/2, gây ra hàng loạt cuộc biểu tình mà lực lượng an ninh đã dùng đến bạo lực để trấn áp.

Ít nhất 234 người được xác định đã thiệt mạng và khoảng 2.000 người bị bắt giam cho đến ngày 20/3, theo một nhóm theo dõi tình hình địa phương. Tình hình bất ổn cũng khiến nhiều người Myanmar phải rời khỏi đất nước. Ấn Độ cho biết hơn 1.000 người đã vượt biên từ Myanmar sang bang Mizoram của Ấn Độ từ cuối tháng 2. Con số này dường như tiếp tục gia tăng, các nhà chức trách cho biết bang này đang đẩy mạnh xây dựng các trại tị nạn ở khu vực biên giới.

Tình hình biểu tình vẫn tiếp diễn ở Myanmar. Nhiều người đã tham gia các buổi cầu nguyện vào tối 19/3 tại Mandalay, cũng như tại bang Kachin và Shan.

Duy Tiến (Theo Al Jazeera)

"Không thể để Thủ đô cứ mưa lớn lại ngập, trong nội đô ngập, ở ngoại đô, người dân phải chèo thuyền vào tầng 2 nhà mình",  TS Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát biểu như vậy tại Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức sáng 14/11 tại Hà Nội.

Trưa 14/11, Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần VH-TT&DL Sóc Trăng lần thứ 1 năm 2024 chính thức khai mạc tại Khán đài đua ghe Ngo (sông Maspero, TP Sóc Trăng), với sự tranh tài của 60 đội ghe Ngo (53 đội nam, 7 đội nữ) đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

Sáng 14/11, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin xung quanh việc mở rộng đấu tranh Chuyên án VN10, xử lý triệt để các đối tượng đã từng mua ma túy từ các đối tượng bị bắt giữ trong chuyên án để tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý, các đối tượng liên quan tới cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội…

Ngày 14/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đang điều tra vụ án hình sự Cưỡng đoạt tài sản, xảy ra tháng 7/2020 tại Phòng 1004, tầng 10, khách sạn Thể Thao (số 15 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Chịu sức ép từ sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng cao, giá vàng thế giới giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, kéo giá vàng trong nước tiếp tục đi xuống.

Cảnh sát liên bang tại Brazil đang điều tra các vụ nổ làm rung chuyển trung tâm thủ đô Brasilia của nước này, ngay cạnh Tòa án Tối cao Liên bang và khiến ít nhất một người chết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文