EU trừng phạt các quan chức quân đội và an ninh Myanmar

09:43 20/03/2021
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí sẽ áp các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức Myanmar vào tuần sau, trong bối cảnh Liên hợp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực chặn lãnh đạo quân đội Myanmar tiếp cận nguồn tài chính và vũ khí.
Biểu tình ở Myanmar. Ảnh AP. 

Động thái này được đưa ra khi khối gồm 27 quốc gia này hồi tháng trước đồng ý nhắm đến quân đội Myanmar và lợi ích kinh tế của quân đội nước này sau cuộc chính biến đầu tháng 2.

Một quan chức ngoại giao EU cho biết, 11 quan chức thuộc quân đội và cảnh sát Myanmar sẽ chịu trừng phạt bao gồm đóng băng tài sản và liệt vào danh sách cấm visa của EU. 

Các biện pháp trừng phạt đầu tiên này dự kiến sẽ không nhắm đến các doanh nghiệp liên quan đến quân đội, tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho biết một vài doanh nghiệp có thể sẽ bị áp trừng phạt vào những tuần tới.

Ngày 20/3, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tình hình Myanmar Tom Andrews đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới ngay lập tức ứng phó với tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang tại nước này bằng cách “tước đi quyền tiếp cận nguồn tiền và vũ khí” của lực lượng an ninh.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng tái lên án đối với tình hình ở Myanmar, đồng thời tố cáo tình trạng bạo lực tại đây. Người phát ngôn của ông Guterres nhấn mạnh, cần phải có một “phản ứng quốc tế thống nhất và vững chắc”.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lên nắm quyền hôm 1/2, gây ra hàng loạt cuộc biểu tình mà lực lượng an ninh đã dùng đến bạo lực để trấn áp.

Ít nhất 234 người được xác định đã thiệt mạng và khoảng 2.000 người bị bắt giam cho đến ngày 20/3, theo một nhóm theo dõi tình hình địa phương. Tình hình bất ổn cũng khiến nhiều người Myanmar phải rời khỏi đất nước. Ấn Độ cho biết hơn 1.000 người đã vượt biên từ Myanmar sang bang Mizoram của Ấn Độ từ cuối tháng 2. Con số này dường như tiếp tục gia tăng, các nhà chức trách cho biết bang này đang đẩy mạnh xây dựng các trại tị nạn ở khu vực biên giới.

Tình hình biểu tình vẫn tiếp diễn ở Myanmar. Nhiều người đã tham gia các buổi cầu nguyện vào tối 19/3 tại Mandalay, cũng như tại bang Kachin và Shan.

Duy Tiến (Theo Al Jazeera)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文