G7 và một tương lai đầy thách thức

07:05 24/08/2019
Nhóm họp từ ngày 24 đến 26-8 tại thành phố biển Biarritz, miền Tây Nam nước Pháp, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7, gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Canada) lần thứ 45 diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, khi thế giới đang phải trải qua những chuyển biến sâu sắc, khó lường, bản thân trong nội bộ các nước G7 cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, giữa các thành viên G7 với nhau chưa hết chia rẽ. Điều này phản ánh một tương lai đầy thách thức của G7.


Hội nghị thường niên G7 vẫn được xem là cơ hội để các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia thành viên và khách mời cùng nhau tìm kiếm đồng thuận nhằm ứng phó với những thách thức chung toàn cầu, đưa ra các cam kết cho những mục tiêu cụ thể. Song, từ năm 2017 tới nay, thế giới đã chứng kiến những kỳ hội nghị G7 căng thẳng và bất hòa. 

Hội nghị thượng đỉnh năm 2017 tại Italy bị đánh giá là “u ám” bởi những tranh cãi liên quan tới việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị năm 2018 tại Canada cũng bị giới phân tích coi như “thất bại”, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối ký tuyên bố chung do những bất đồng liên quan đến việc Washington áp thuế cao đối với các sản phẩm thép và nhôm của EU và Canada xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 45 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 26-8 tại thành phố biển Biarritz, miền Tây Nam nước Pháp.

“Có những khác biệt về quan điểm không thể hòa giải” là những gì được nhắc tới về quan hệ giữa Mỹ và các thành viên G7 còn lại thời gian gần đây. Trong khi đó, những căng thẳng thương mại quốc tế không hề dịu đi trong thời gian qua, mà thậm chí còn leo thang và biến thành “chiến tranh”, đặc biệt tranh cãi thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến châu Âu hứng chịu những hậu quả đầu tiên, đồng thời “bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiện hữu. Sự chững lại trong hoạt động kinh tế toàn cầu thời gian qua đã gây tổn hại lớn.

Sau loạt biện pháp leo thang trả đũa về thuế quan giữa Bắc Kinh và Washington, các tổ chức tín dụng quốc tế lớn đang xem xét lại dự báo tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Thế giới (WB) đã giảm mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 từ 2,9% xuống 2,6%, và của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) từ 1,6% xuống 1,2%. 

Tác động kinh tế đối với Eurozone chắc chắn sẽ còn nặng nề hơn nữa khi nguy cơ Anh rời khỏi EU không có thỏa thuận vào ngày 31-10 đang trở nên rõ rệt, sau khi tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tỏ ra dứt khoát “chia tay” với EU dù có hay không có thỏa thuận, mà cũng không giấu tham vọng hướng tới một hiệp định thương mại riêng rộng hơn với Mỹ. 

Song song với Brexit, tương lai của EU cũng đang là mối bận tâm lớn. Một mối lo nữa cũng tới từ châu Âu là việc chính trường Italy lâm vào khủng hoảng với sụp đổ của liên minh cầm quyền sau 14 tháng thành lập, khi mà “cuộc đối đầu” giữa nước này và Pháp liên quan chủ đề tiếp nhận người di cư càng khoét sâu những bất động trong EU. 

Bên cạnh cuộc thương chiến với Trung Quốc, Mỹ và Pháp cũng đang có dấu hiệu bị cuốn vào “cuộc chiến thương mại” sau quyết định của Paris áp thuế 3% với hàng công nghệ kỹ thuật số, tác động tới các tập đoàn lớn của Mỹ. Nhật Bản vướng vào tranh cãi thương mại với Hàn Quốc, làm lung lay liên minh giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này với Mỹ.

Chưa hết, các nước hiện phải đối mặt với “nỗi sợ hãi” của thời hiện đại: sợ biến đổi khí hậu, sợ công nghệ, sợ di cư. Cuộc chiến chống bất bình đẳng được tăng cường ở cấp độ quốc tế, thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác mới với châu Phi và nhất là tại khu vực Sahel, nơi tập trung hầu hết thách thức của “lục địa Đen”. 

Những hiện tượng đương đại này vượt xa khuôn khổ quốc gia và đòi hỏi các phương thức hợp tác mới hiệu quả hơn nhưng cũng đầy thách thức hơn. Và bao trùm lên tất cả vẫn là bất đồng giữa chính quyền của Tổng thống Donald Trump với các thành viên còn lại của G7 trong hàng loạt vấn đề quan trọng như thương mại và môi trường.

Những diễn biến trên đang tạo sức ép đối với các nhà lãnh đạo G7, nhất là năm nay, G7 đưa ra mục tiêu tham vọng: tiếp tục đóng vai trò quyết định trong 3 lĩnh vực lớn, bao gồm bảo vệ khí hậu và đa dạng sinh học, với trọng tâm là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường và thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; hành động vì hòa bình, chống lại các mối đe dọa an ninh và khủng bố, bằng cách cải thiện cách thức phản ứng đối với khủng hoảng và xung đột gây bất ổn xã hội; bảo vệ dân chủ, chú trọng việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo phục vụ quyền và lợi ích của con người. 

Riêng với nước chủ nhà Pháp, nội dung ưu tiên chính trong năm Chủ tịch G7 là chống bất bình đẳng, bởi Paris cho rằng, thế giới vẫn còn “bất bình đẳng một cách không thể chấp nhận được” và hy vọng G7 sẽ tìm ra hướng giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này.  

Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh từ sự bất bình đẳng. Trong bối cảnh đó, tại hội nghị G7, Pháp tập trung tìm kiếm các giải pháp đối với tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt là thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận giáo dục và dịch vụ y tế chất lượng; thúc đẩy giảm bất bình đẳng môi trường bằng việc tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cho chuyển đổi sinh thái đúng đắn; thúc đẩy các chính sách thương mại, thuế và phát triển công bằng hơn trong lĩnh vực kỹ thuật số... 

Tuy nhiên, bất chấp nội dung tham vọng trên, Tổng thống Emmanuel Macron quyết định không chuẩn bị trước dự thảo tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G7, một phần bởi những diễn biến bất lợi trước thềm hội nghị. Điều này góp phần phản ánh rõ thêm sự rạn nứt sâu sắc giữa nguyên thủ các nước công nghiệp lớn nhất thế giới.

Mỹ muốn Nga quay lại G7, nhưng Moscow nói không

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, “sẽ phù hợp hơn nhiều” khi Nga là thành viên trong nhóm các cường quốc thế giới này. Theo ông, nhóm các nền kinh tế hàng đầu này “sẽ phải là G8, bởi rất nhiều điều chúng ta thảo luận có liên quan đến Nga”. 

Tuy nhiên, phía Nga đã không ít lần thể hiện sự không mấy thiết tha trở lại G8, ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã từng khẳng định, Moscow không cần G8. 

Trả lời phỏng vấn hôm 22-8, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết, có rất nhiều thành viên khác của G8 mà mới chỉ có hai nước đã bày tỏ ý tưởng này, do đó, Nga cần phải tìm hiểu các nước khác nghĩ gì về triển vọng này. 

Cùng ngày, Thư ký Báo chí của Tổng thống Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov cũng tái khẳng định, Moscow không thực sự muốn quay lại G7 bởi với nhiều vấn đề cần giải quyết, hình thức của G20 sẽ hiệu quả hơn, và rằng, việc thảo luận về các vấn đề toàn cầu mà không có Trung Quốc, Ấn Độ thì sẽ “không hiệu quả”. 

Ông Dmitry Peskov đồng thời nêu rõ, Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần nói rằng Nga sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào. Thực tế này ngày càng khiến dư luận đặt câu hỏi về vai trò và sức ảnh hưởng của G7 trong tình hình mới. (Khổng Hà)

PV (tổng hợp)

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文