Giao tranh Azerbaijan-Armenia tiếp tục leo thang

19:32 30/09/2020
Azerbaijan và các lực lượng của Armenia ngày 30/9 đã tiếp tục giao chiến, đợt bùng nổ xung đột mới nhất của bên vốn dĩ có mối quan hệ không tốt đẹp từ những năm 1990.
Ảnh Reuters. 

Azerbaijan và người Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh đều xác nhận đã có các cuộc tấn công từ cả hai phía dọc theo ranh giới.

Hàng chục người được cho là đã thiệt mạng sau khi hai bên bùng nổ giao tranh hôm 27/9, chiến sự lan rộng ra một số khu vực lân cận và có nguy cơ trở thành một cuộc chiến toàn diện giữa Azerbaijan và Armenia.

Cuộc giao tranh này cũng làm gia tăng lo ngại về sự ổn định ở khu vực Nam Caucasus, một hành lang quan trọng cho các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt đến nhiều thị trường trên thế giới, đồng thời, làm dấy lên lo ngại rằng các nước lớn trong khu vực như Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể bị kéo vào cuộc chiến.

Một số đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngày càng lo lắng trước lập trường của Ankara về Nagorno-Karabakh, một khu vực ly khai nằm trong đồng minh thân cận của Thổ Nhĩ Kỳ là Azerbaijan, do người Armenia điều hành nhưng không được quốc gia nào công nhận là một nước cộng hòa độc lập.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 28/9 cho biết Azerbaijan phải tự giải quyết các vấn đề và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sát cánh với nước này “bằng tất cả nguồn lực và trái tim”.

Khi được hỏi về việc liệu có hỗ trợ quân sự nếu Azerbaijan yêu cầu hay không, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu ngày 30/9 nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “làm những gì cần thiết”.

Ông Cavusoglu chỉ trích Pháp, nước có nhiều công dân gốc Armenia, nói rằng sự đoàn kết của Pháp với Armenia không khác gì việc ủng hộ sự chiếm đóng của Armenia ở Azerbaijan.

Trong chuyến thăm đến Latvia, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đáp trả, nhấn mạnh rằng Pháp vô cùng lo ngại trước “thông điệp hiếu chiến từ Thổ Nhĩ Kỳ” và sẽ không chấp nhận điều đó.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/9 cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt ngay chiến sự liên quan đến Nagorno-Karabakh, khu vực tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan từ những năm 1990 trong cuộc chiến đã khiến hơn 30.000 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải tha hương.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 29/9 đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cho biết ông hiện không xem xét yêu cầu trợ giúp theo một hiệp ước an ninh hậu Xô Viết nhưng không loại trừ khả năng này. “Armenia sẽ đảm bảo an ninh của mình, dù có hay không có sự tham gia của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)”, nhiều hãng tin của Nga dẫn lời ông Pashinyan cho biết.

Duy Tiến

* Báo CAND đoạt 2 giải A, 2 giải B Giải Búa Liềm Vàng trong CAND

Chiều 25/12, tại Hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025 trong Đảng bộ Công an Trung ương, Bộ Công an đã trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) trong CAND và Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong CAND năm 2024.

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文