Giây phút sinh tử đối mặt động đất, sóng thần ở Indonesia qua lời kể của một phi công

11:24 03/10/2018

Phi công Ricoseta Mafella, người đang thực hiện chuyến bay số hiệu 6231 từ thành phố Palu, Indonesia vào chiều 28-9, thậm chí không thể tin được rằng đã có một người phải ra đi để chiếc máy bay anh điều khiển có thể cất cánh an toàn ngay trước khi thảm họa kép xảy ra.

Chiếc máy bay do Mafella phụ trách điều khiển thuộc hãng hàng không Batik Air. Trên hành trình bay từ thành phố Palu đến Makasar chiều 28-9, chiếc máy bay đã chở tất cả 140 hành khách và phi hành đoàn.

Kể lại với Buzzfeed, Mafella cho biết: "Vài giây trước khi cất cánh, tôi cảm thấy có chút rung lắc bên mạn trái và phải của máy bay, nhưng tôi đã nghĩ đó chỉ là do điều kiện đường băng".

Phi công Ricoseta Mafella. Ảnh: BBC

Và sau đó, như thường lệ, Mafella cất cánh theo điều phối của trạm kiểm soát không lưu, để rồi tận mắt nhìn thấy những con sóng không lổ đang hình thành và tiến dần về bờ biển. "Tôi nhìn thấy những vòng tròn ngày càng lớn hơn. Tôi đã nghĩ rằng điều này thật kỳ lạ nhưng vẫn không thể nhận ra đó là một trận động đất và sóng thần", Mafella kể lại.

Vào lúc 18h02 phút, máy bay của Mafella cất cánh. Chưa đầy một phút sau, thảm họa sóng thần xảy ra. Ngay khi đạt được độ cao 4.000 đến 5.000 feet, Mafella điều khiển máy bay rẽ trái và liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. "Nhưng tôi không nhận được tín hiệu trả lời", Mafella chia sẻ với Buzzfeed.

Trận động đất mạnh 7.5 độ ritcher kéo theo sóng thần cao 6m đổ ập vào đảo Sulewasi chiều tối ngày 28-9 đã san phẳng khu vực bờ biển của thành phố Palu, tàn phá nặng nề thành phố này cùng các vùng phụ cận. Trạm kiểm soát không lưu của sân bay nội địa Palu cũng bị sóng thần đánh sập, khiến các chuyến bay đến và đi từ thành phố này đều phải trì hoãn.

Ngay sau khi hạ cánh tại Makasar, Mafella mới biết được sức công phá của thảm họa kép đối với Palu kinh hoàng đến nhường nào. Anh vội vã hỏi những đồng nghiệp của mình về việc không thể liên lạc với trạm kiểm soát, và nhận được một sự thật đáng buồn.

Nhân viên không lưu của sân bay Palu Anthonius Gunawan Agung, người đã tử nạn để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Ảnh: Buzzfeed

Để cứu mạng phi công Mafella cùng 140 thành viên có mặt trên máy bay, nhân viên không lưu sân bay Palu Anthonius Gunawan Agung, đã cố gắng bám trụ tháp kiểm soát không lưu để hướng dẫn máy bay của Mafella cất cánh bất chấp động đất.

Đồng nghiệp của anh tại sân bay Palu kể lại, vào thời điểm máy bay của Mafella cất cánh, mọi người đều cố gắng gọi Agung ra khỏi tòa nhà, nhưng anh vẫn kiên quyết bám trụ trạm điều khiển và nói rằng: "Không! Máy bay vẫn chưa ở trên không!". Vào những giây cuối cùng khi chiếc máy bay Batik 6231 cất cánh, Agung vẫn ở trong tòa nhà, bất chấp những rung lắc dữ dội.

"Batik 6231 đường băng 33 đã sẵn sàng để cất cánh" - lời chỉ dẫn cuối cùng của chàng trai 21 tuổi trước khi nhảy từ tháp xuống phía dưới. Mặc dù được trực thăng đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng Agung đã không thể qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Trước sự ra đi của Agung, phi công Mafella đã đăng tải một đoạn video quay lại cảnh sóng thần từ máy bay cùng bức hình Agung, và gọi Agung là "thần hộ mệnh" của mình. "Vào thời khắc khó khăn... trong những giây mang tính quyết định...cậu ấy đã đợi tôi cho đến khi tôi an toàn rồi mới nhảy xuống", Mafella chia sẻ.

Official iNews tái đăng tải đoạn clip ghi lại sóng thần từ trên máy bay do phi công Mafella ghi lại. Nguồn: Instagram.

Agung đã nằm xuống, cùng với hơn 1.300 người khác không may mắn tử nạn trong thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng của đất nước Indonesia xảy ra ngày 28-9 vừa qua. Nhưng câu chuyện về sự hi sinh anh hùng và cao cả của anh mãi là biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm và tình người thiêng liêng. 

Cộng đồng mạng đã gửi hàng nghìn lời chia buồn và tôn vinh hành động anh hùng của Agung. Cơ quan Hàng không Indonesia cũng cho biết trong một thông cáo rằng sẽ truy thăng hai hàm cho Agung để vinh danh sự cống hiến của anh. 

An Nhiên (Theo Buzzfeed/RT)

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文