Hàn Quốc trục vớt phà Sewol, hi vọng tìm thấy 9 người mất tích

10:42 23/03/2017
Sau gần 3 năm kể từ khi thảm họa chìm phà Sewol xảy ra làm hơn 300 người thiệt mạng, ngày 22-3 (giờ địa phương), chính quyền Hàn Quốc đã tiến hành trục vớt chiếc phà xấu số sau nhiều tháng bị trì hoãn vì điều kiện thời tiết không đảm bảo.


Phát ngôn viên Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc Song Sang-geun chia sẻ với báo chí: "Chúng tôi bắt đầu trục vớt thân phà lúc 20h50 ngày 22-3 (giờ địa phương). Dự kiến 13m của thân phà sẽ được nâng lên mặt nước vào lúc 11h sáng 23-3".

Phà Sewol bắt đầu được trục vớt tại khu vực biển Jindo, Hàn Quốc. Ảnh: STRINGER / Reuters

"Sẽ mất khoảng 8 ngày để nâng chiếc phà lên và đưa nó trở về cảng, cộng thêm 4 ngày nữa để đưa phà tới xưởng tàu trên cạn" - ông Song nói thêm. Theo đó, trong trường hợp quá trình trục vớt thành công, các sà lan cứu hộ sẽ chuyển thân phà lên trên một tàu bán ngầm và chở về cảng Mokpo.

Khung cảnh quá trình trục vớt. Ảnh: Reuters

Vụ chìm phà Sewol được coi là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất của Hàn Quốc khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong đó phần lớn là học sinh trong học. Sau gần 3 năm kể từ khi vụ chìm phà xảy ra gần đảo Jindo vào tháng 4-2014, thân phà Sewol vẫn đang nằm dưới nước ở độ sâu 40 m. 

Đến nay, thi thể 9 em học sinh vẫn chưa được tìm thấy. Nhà chức trách hi vọng sẽ tìm thấy thi thể của 9 nạn nhân được cho là vẫn đang mắc kẹt trong thân phà.

Phương án trục vớt phà Sewol bằng cần cầu từng được đưa ra trước đây. Ảnh: Yonhap

Trước đó, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định giữ nguyên vẹn chiếc phà khi nâng lên khỏi mặt nước để bảo vệ bất cứ gì sót lại của những người còn mất tích. Sau khi chiếc phà được đưa đến cảng Mokpo, cơ quan chức năng sẽ cố tìm kiếm những gì còn lại và xác định nguyên nhân tàu chìm.

Dự án trục vớt chiếc phà có chi phí 85,1 tỉ won và được tiến hành bởi một nhóm công ty do Công ty nhà nước Trung Quốc Shanghai Salvage đứng đầu.

An Nhiên (Tổng hợp)

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文