Nguyên nhân nào khiến Nga vượt Mỹ trong điều chế vaccine COVID-19?

10:44 13/08/2020
Việc ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cách thức chữa lại các bệnh dịch về đường hô hấp trước đó giúp Nga đẩy nhanh tiến độ và về trở thành nước đầu tiên có vaccine ngừa COVID-19.


Sau thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 thông báo Nga đã phê duyệt vaccine Sputnik V ngừa COVID-19, một loạt ý kiến từ các quốc gia phương Tây và truyền thông đã dấy lên lo ngại về việc Nga có thể đã quá vội vã khi chưa đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả thực tế của mẫu vaccine.

Vaccine COVID-19 do Nga sản xuất. Ảnh: ANA

Tuy nhiên, mọi thông tin cho rằng vaccine Nga thiếu an toàn đã được Bộ Y tế Nga ngày 12/8 bác bỏ. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định các phát biểu phê phán kịch liệt nhằm vào mẫu vaccine Sputnik V của Nga "hoàn toàn vô căn cứ và xuất phát từ động cơ cạnh tranh".

Bryan MacDonald, chuyên gia Đông Âu và Nga, bình luận với Sputnik rằng, việc sở hữu hệ thống nghiên cứu do nhà nước tài trợ tại Nga là lí do Nga "đi sau, nhưng lại về trước" trong nỗ lực phát triển vaccine COVID-19, không giống như phương Tây, nơi "hầu hết các công trình nghiên cứu, dù là y tế hay quân sự, đều do khối tư nhân thực hiện".

Chuyên gia Bryan MacDonald thông tin thêm, hệ thống nghiên cứu nhà nước là một di sản thời Liên Xô. Trên thực tế, dù Nga có dân số và GDP thấp hơn Mỹ nhưng vẫn bỏ xa Washington trong một số do nó được Moscow bảo trợ.

Về Sputnik V, MacDonald nhấn mạnh Nga, trên thực tế, đã chuẩn bị cho vaccine từ 20 năm qua.

"Khi dịch SARS bùng phát 20 năm trước, Nga cũng phát triển vaccine giống như Mỹ và Anh. Khi virus (SARS) tự biến mất, các công ty phương Tây dừng lại vì chẳng còn mục đích và cũng không có động lực về lợi nhuận khi không ai cần vaccine nữa. Nga thì có thể đã tiếp tục công việc với SARS", MacDonald nhận định.

Bằng lập luận này, chuyên gia người Mỹ kết luận Nga cho ra đời vaccine sớm vì họ đã nghiên cứu các virus tương tự trong nhiều năm. Khi COVID-19 xuất hiện, họ đã sẵn nền tảng công nghệ và việc điều chế đã diễn ra nhanh chóng.

Trên thực tế, Sputnik ngày 12/8 dẫn lời các chuyên gia Nga nói rằng Sputnik V được điều chế dựa trên adenovirus, một loại virus gây cảm cúm vô hại. Nó được chế tạo bằng công nghệ vector, tức sử dụng virus vô hại làm "bệ phóng" đưa một đoạn cấu trúc protein tương tự cấu trúc protein của SARS-CoV-2 vào cơ thể, kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể người được tiêm.

Vaccine dựa trên vector không phải khái niệm quá mới. Nó từng được sử dụng để điều chế vaccine phòng Ebola. Aleksandr Ginsburg, Giám đốc Viện nghiên cứu Gameleya điều chế ra vaccine Sputnik V, cho hay họ đã theo dõi khả năng miễn dịch được phát triển cho vaccine Ebola để ứng dụng vào vaccine COVID-19.

Ginsburg cũng tiết lộ Nga đã làm chủ công nghệ vaccine này từ cách đây 25 năm. Sputnik V là mẫu vaccine thứ ba được điều chế bằng công nghệ vector. Hai mẫu đầu tiên là vaccine ngừa Ebola đã hoàn tất năm 2014 và được theo dõi đến năm 2019; và vaccine ngừa MERS hoàn thành khi COVID-19 xuất hiện.

Dù được đăng kí chính thức, song Sputnik V của Nga vẫn chưa hoàn tất toàn bộ quá trình thử nghiệm và nó cũng chưa đi vào sản xuất hàng loạt ngay mà phải chờ đến tháng 9, trong khi việc tiêm chủng sẽ diễn ra giai đoạn đầu với các nhân viên y tế, giáo viên Nga, còn dân chúng sẽ chỉ tiếp cận chúng vào năm 2021.

Đại diện Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) tài trợ cho hoạt động thử nghiệm, cũng đã lên tiếng thông báo, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 với sự tham dự của hàng ngàn người với mẫu vaccine được tiến hành từ ngày 12/8 ở một số quốc gia. Nếu không chứng minh được hiệu quả, Sputnik V sẽ không thể trụ lại.

Trong một bài đăng trên Sputnik ngày 11/8, Giám đốc RDIF Dmitriyev kêu gọi các chính trị gia và truyền thông phương Tây dừng những tuyên bố nhằm phá hoại niềm tin vào vaccine do Nga sản xuất. "Hãy ngừng khai hỏa đòn chính trị vào vaccine khi mà các nước đều đang đương đầu với đại dịch COVID-19", Dmitriyev nói.

Từ khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc cách đây hơn 7 tháng, COVID-19 đã cướp đi trên 747.000 sinh mạng trong tổng số gần 21 triệu ca nhiễm trên thế giới. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất toàn cầu với gần 5,4 triệu người bệnh, 169.000 người tử vong.


Thiện Nhân

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文