Hé lộ thân thế Chủ tịch Interpol đang bị Trung Quốc điều tra

09:40 08/10/2018
Không chỉ đảm nhận cương vị Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, ông Mạnh Hoành Vĩ còn là người Trung Quốc đầu tiên trở thành nhà lãnh đạo của Interpol.

Ngày 8-10, trước những đồn đoán về sự mất tích của Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, cùng yêu cầu từ phía Interpol đề nghị giới chức Trung Quốc cung cấp thông tin liên quan tới Chủ tịch tổ chức này, Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan xử lý những vụ tham nhũng liên quan tới quan chức Trung Quốc, tuyên bố ông Mạnh Hoành Vĩ "đang bị điều tra nghi vấn vi phạm pháp luật", Reuters đưa tin.

Ông Mạnh Hoành Vĩ xuất hiện tại Indonesia năm 2016. Ảnh: Interpol

Ông Mạnh Hoành Vĩ, 64 tuổi, từng là một chính trị gia người Trung Quốc và đảm nhận vị trí Thứ trưởng Bộ Công an nước này. Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc; từng tốt nghiệp chuyên ngành Luật từ Đại học Bắc Kinh.

Sau khi ra trường, ông làm việc cho nhà nước, trải qua nhiều chức vụ như Cục trưởng Cục Giao thông, trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an, trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc năm 2004. Tháng 8 cùng năm, ông trở thành người đứng đầu Interpol Trung Quốc. 

Năm 2016, ông được bầu làm Chủ tịch Interpol, trở thành nhà lãnh đạo là người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử gần 100 năm của tổ chức này. Nhiệm kỳ của ông tại Interpol dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, vào chiều ngày 7-10 vừa qua, ông đã đột ngột đệ đơn từ chức Chủ tịch Interpol "với hiệu lực ngay lập tức".

Theo BBC, ông Mạnh Hoành Vĩ có 40 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điều tra hình sự tại Trung Quốc, với những thành tựu nổi bật trong công tác triệt phá tội phạm ma túy, chống khủng bố và kiểm soát biên giới. Trên cương vị Chủ tịch Interpol, ông chịu trách nhiệm điều hành chung tổ chức này, tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến tại các sự kiện quốc tế, nhất là về nội dung phòng chống tội phạm.

Từng có đồn đoán cho rằng, việc ông Mạnh Hoành Vĩ được bầu làm Chủ tịch Interpol là một lợi thế lớn với Trung Quốc, nhất là khi nước này đang đẩy mạnh chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.

Ông Mạnh Hoành Vĩ cũng được cho là có mối quan hệ thân cận với Cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang – người hiện đang thi hành án tù chung thân vì tội tham nhũng.

Hồi tháng 4 vừa qua, ông Mạnh Hoành Vĩ đã bị xóa tên khỏi danh sách cán bộ Đảng ủy của Bộ Công an, BBC cho hay. "Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp chính trị của ông đi xuống hay đơn giản là khúc dạo đầu cho việc nghỉ hưu sắp tới vì ông đã 64 tuổi", AP đánh giá.

Sự việc Ủy ban Giám sát Quốc gia tuyên bố ông Mạnh Hoành Vũ "đang bị điều tra nghi vấn vi phạm pháp luật" được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh chiến dịch truy nã và hồi hương các quan chức và doanh nhân tham nhũng trốn ra nước ngoài.

Cũng trong thời gian này, diễn viên nổi tiếng Trung Quốc Phạm Băng Băng, sau 4 tháng đột ngột mất tích, đã thừa nhận hành vi trốn thuế của mình. 

Theo kết luận điều tra của Tổng cục thuế Trung Quốc, Phạm Băng Băng và công ty của cô đã có hành vi trốn thuế thông qua "hợp đồng âm dương". Với vi phạm này, người đẹp sinh năm 1981 phải nộp tổng cộng hơn 883 triệu NDT (khoảng 128 triệu USD).

Lam Ninh (T.H)

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文