Hệ thống ICBM của Nga 'chấp' lá chắn tên lửa Mỹ
- Các nhóm khủng bố ở Syria sở hữu tên lửa Mỹ
- Đằng sau thỏa thuận tên lửa Mỹ - Hàn Quốc: Nối dài tình trạng bất an
- Vì sao Ba Lan không vội vàng với lá chắn tên lửa Mỹ?
Phân tích của giới chuyên gia quân sự Nga chỉ ra “Mỹ không có hỏa lực tiềm năng cũng không có khả năng tính toán dữ liệu đối với hệ thống tên lửa được triển khai hiện nay để có thể đối phó với một cuộc tấn công đồng loạt từ bộ 3 vũ khí hạt nhân chiến lược từ Moscow, Chỉ huy Lực lượng Hỏa tiễn Nga, Thượng tướng Sergeu Karakaev nói với các nhà báo vào ngày 16-12.
Ông chỉ ra những tính toán của giới chuyên gia Mỹ - những người tin rằng hệ thống phòng thủ tên lửa chắc chắn bao gồm những loại tên đánh chặn tích hợp có thể là hệ thống phản lực hoặc laser hoạt động tốt trong mọi tình huống, bao gồm không chiến. Chẳng hạn, hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng có thể đánh chặn tên lửa và đầu đạn hạt nhân trên không.
Kế hoạch phát triển lâu dài của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược Nga đã được điều chỉnh để bắt kịp quy mô và tốc độ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Tướng Nga nhấn mạnh.
Lực lượng tên lửa Nga đang có kế hoạch phát triển công nghệ, kỹ thuật để có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa, Tướng Karakaev khẳng định thêm, tên lửa đạn đạo của Nga có thể đánh tan hoặc tấn công bất kỳ mục tiêu thù địch trên thế giới.
Tên lửa đạn đạo thế hệ mới đã có những tính năng đột phá, có công nghệ hiện đại đủ sức “xé rách” hệ thống AMB của Mỹ, sẽ đảm bảo phá hủy những mối đe dọa tiềm tàng đang nổi lên, ông Karakaev cho biết.
Ông Karakaev tiết lộ, hệ thống ICBM hiện đại hiện chiếm đến 56% trong kho vũ khí hạt nhân Nga và đến năm 2022 toàn bộ hệ thống tên lửa đạn đạo lỗi thời sẽ được thay thế bằng những hệ thống mới siêu hiện đại.
Ông thông báo công tác nghiên cứu và phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo siêu hiện đại xuyên lục địa, có tên gọi Sarmet đã được hoàn tất, trong năm 2016 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên quy mô tổng thể để tiến đến thiết lập “mái vòm thép” Plesetsk.
Giai đoạn thiết kế tên lửa hành trình Barguzin cũng đã hoàn thành và dự đang bước vào giai đoạn bắn thử, ông Karakaev nói với báo giới.
Năm nay các đội thanh sát vũ khí Mỹ đã kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống của Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược Nga đến 12 lần, theo một hiệp ước được 2 nước ký kết về thanh sát vũ khí lẫn nhau, Tướng Karakaev cho biết. Washington và Moscow thường xuyên trao đổi dữ liệu hiện có đối với kho vũ khí hạt nhân chiến lược 2 lần/năm, vào ngày 1-3 và 1-9 hằng năm, ông cho biết thêm.
Tướng Karakaev cho biết ông không thấy nhu cầu cần thiết để sử dụng hệ thống tên lửa chiến lược có đầu đạn hạt nhân để chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mà sẽ dùng những loại vũ khí khác.
Đồng thời ông Karakaev chỉ rõ, việc sử dựng tên lửa đạn đạo sẽ thuộc toàn quyền của Chỉ huy tối cao-tức Tổng thống Nga.