Hơn nửa tỉ dân Ấn Độ điêu đứng vì khủng hoảng nước

19:11 19/06/2018
Ấn Độ đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử khi phần lớn nguồn nước ngọt vốn đã khan hiếm nay lại bị ô nhiễm, đẩy 600 triệu dân vào tình trạng khốn cùng.

Theo một báo cáo của viện nghiên cứu chính sách cho chính phủ Ấn Độ Niti Aayog vừa được công bố, Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử. Khoảng 600 triệu người dân nước này đang sống trong tình cảnh thiếu nước trầm trọng, Guardian ngày 18-6 đưa tin.

Tại các khu ổ chuột ven đô trên khắp Ấn Độ, khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ lấy nước từ các xe bồn hay vòi nước công cộng đã trở nên quen thuộc. Tại các vùng nông thôn, hàng trăm hố đất nham nhở được người dân đào bới với hi vọng tìm thấy chút ít nước phục vụ cuộc sống.

Theo một báo cáo của viện nghiên cứu chính sách cho chính phủ Ấn Độ Niti Aayog vừa được công bố, Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử. 
Khoảng 600 triệu người dân nước này đang sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, trong khi đồng ruộng không có nước để tưới tiêu.
Tại các khu ổ chuột ven đô trên khắp Ấn Độ, khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ lấy nước từ các xe bồn hay vòi nước công cộng đã trở nên quen thuộc. Tại các vùng nông thôn, hàng trăm hố đất nham nhở được người dân đào bới với hi vọng tìm thấy chút ít nước phục vụ cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì nguồn nước ngầm, cung cấp gần một nửa nguồn nước cho Ấn Độ hiện nay, đang cạn kiệt với tốc độ đáng báo động. Trong khi đó, khoảng 70% nước ngọt ở quốc gia châu Á này đang bị nhiễm bẩn, góp phần giết chết 200.000 người mỗi năm.
Việc nắng nóng và không mưa trong nhiều ngày được cho là đã góp phần khiến cuộc khủng hoảng nước thêm trầm trọng.
Theo báo cáo của Niti Aayog, 21 thành phố của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, thành phố Bengaluru và Hyderabad, sẽ không còn nước ngầm vào năm 2020 và khoảng 40% dân số Ấn Độ thậm chí không có nước uống vào năm 2030. "Hậu quả là GDP quốc gia sẽ thiệt hại 6%", báo cáo viết.
Theo ước tính, 3/4 dân số Ấn Độ đang bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm và 20% bệnh tật tại nước này được cho là có liên quan trực tiếp với tình trạng này.
Ấn Độ là quốc gia chủ yếu phát triển nông nghiệp với 80% nguồn nước được sử dụng cho tưới tiêu. Tuy nhiên, các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước gần như không được áp dụng tại quốc gia này. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi cũng không hề bị ngăn chặn.

"Về cơ bản, nước là thứ không được xem là giá trị tại Ấn Độ. Người dân coi nước là thứ miễn phí", CNN dẫn lời Samrat Basak, giám đốc Viện Tài nguyên Thế giới tại Ấn Độ, nói về nguyên nhân tình trạng khan hiếm nước sạch ngày càng trầm trọng.

Thiện Nhân (Ảnh: CNN, HinduPost, Reuters)

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文