Hy Lạp sắp "được gạch tên" khỏi chương trình cứu trợ nợ công
- Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 14 tên khủng bố IS chuẩn bị tấn công Ankara
- Người dân New Zealand kiên nhẫn chờ đợi để gặp "em bé quốc dân"
- Tổng thống Mỹ: Triều Tiên đã khởi động quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn
Theo đó, người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp Dimitris Tzanakopoulos khẳng định: "Hy Lạp đang bước sang một trang mới, người dân Hy Lạp có thể mỉm cười và hít thở đều. Vấn đề nợ công của quốc gia phần nào đã được giải quyết."
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các Bộ trưởng Tài chính Eurozone ngày 22-6 tuyên bố nhất trí giảm nợ và giải ngân khoản cuối cùng trong gói cứu trợ thứ ba trị giá 86 tỷ Euro (~100 tỷ USD) cho Athens. Và Hy Lạp dự kiến sẽ rời khỏi chương trình cứu trợ vào ngày 20-8 tới.
Hy Lạp tuyên bố "bước sang trang mới" sau khi được giải ngân gói cứu trợ cuôi cùng. Ảnh: Getty Images. |
Được biết, các Bộ trưởng Tài chính Eurozone chấp nhận gia hạn thêm 10 năm cho phần lớn trong tổng khoản nợ bắt buộc của Hy Lạp đã lên tới ~ 180% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Thỏa thuận nêu trên được coi một bước ngoặt quan trọng đối với khu vực Eurozone sau gần một thập niên kể từ cuộc khủng hoảng tại Athens, khiến thế giới "ngả nghiêng" vì những khoản chi tiêu vượt tầm kiểm soát.
Sau khi chương trình cứu trợ kết thúc, Hy Lạp sẽ vẫn bị dưới đặt sự giám sát của các chủ nợ và phải tuân theo các điều khoản nghiêm ngặt hơn hẳn so với các nước cũng được cứu trợ khác như Bồ Đào Nha, Ireland và Cộng hòa Cyprus.
Trước đó, Hy Lạp đã phải thực hiện nhiều biện pháp cải cách và "thắt lưng buộc bụng" bị người dân phản đối để đổi lấy 3 gói cứu trợ với tổng trị giá lên tới 273 tỷ euro từ Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Hồi đầu tháng này, Cơ quan Thống kê Hy Lạp (ELSTAT) cho biết GDP quý I năm 2018 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Hy Lạp quý I vừa qua tăng 7,6%; nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ giảm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.