Iran-Mỹ: Gập ghềnh con đường bình thường hóa quan hệ

08:04 19/12/2016
Việc bình thường hóa quan hệ giữa Iran-Mỹ sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký kết đang vấp phải một loạt trở ngại trong đó phải kể đến quyết định của chính quyền Tehran về việc kiện Washington ra Ủy ban giám sát thỏa thuận hạt nhân.

Theo tin từ hãng Reuters, hôm 17-12, trong một bức thư gửi đến Cao ủy đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif đã đề nghị EU ủng hộ việc tổ chức một cuộc họp khẩn với một ủy ban gồm 6 quốc gia (hay còn gọi là nhóm P5+1) đã đạt đồng thuận về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 trong đó khẳng định chấm dứt những chế tài kinh tế vốn gây khốn đốn cho Tehran. Nội dung cuộc họp này, theo tiết lộ của hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA là để chính quyền Tehran đưa ra các khiếu nại cụ thể của mình về việc Mỹ tuyên bố triển khai một số chế tài trừng phạt và cấm vận đối với Iran.

Động thái này, theo lập luận của Tehran là đã vi phạm nghiêm trọng các nội dung trong thỏa thuận hạt nhân mà nhóm P5+1 đã ký với Iran, nới lỏng những biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện rộng nhằm vào nước này, đổi lại việc hạn chế chương trình hạt nhân.

Có thể nói rằng, vào thời điểm hiện tại, quan hệ Mỹ-Iran vẫn là một bài toán nan giải chưa có lời đáp. Hai quốc gia này đã chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao trong vòng 38 năm qua. “Kế hoạch hành động toàn diện chung” (JCPOA) được ký kết bởi nhóm P5+1 và Iran là thỏa thuận chính thức đầu tiên giữa Iran-Mỹ kể từ năm 1979 nhưng trên thực tế, nó lại không làm giảm bầu không khí căng thẳng giữa hai nước.

Cụ thể, chính phủ Mỹ đã tạm ngừng các biện pháp trừng phạt Iran liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi song lại áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đến những cáo buộc cho rằng Iran hỗ trợ các nhóm khủng bố tại Trung Đông, cũng như chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.

Động thái mới nhất của Mỹ trong vấn đề này là Hạ viện rồi đến Thượng viện Mỹ đều bỏ phiếu thông qua việc gia hạn Đạo luật trừng phạt Iran (ISA) với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Riêng Tổng thống Barack Obama thì chọn cách xử lý khá đặc biệt là không ký ban hành nhưng cũng không phủ quyết mà để cho đạo luật tự có hiệu lực mà không cần sự chấp thuận của Tổng thống.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (phải) tại cuộc gặp ở Manhattan, New York hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.

Giới quan sát nhận định, đây là cách mà ông Barack Obama “đẩy quả bóng về chân Tổng thống đắc cử Donald Trump”. Nhưng có điều là ông Donald Trump lại là người không thích thỏa thuận hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran và từng nhiều lần tuyên bố không “nhân nhượng” trong vấn đề này.

Phản ứng trước những sự kiện này, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho rằng, hành động của Mỹ sẽ chỉ làm tổn hại thêm uy tín của nước này trên trường quốc tế và rằng Tehran sẽ có động thái đáp trả thích hợp. Đồng thời, Iran cũng thúc giục các chính phủ khác không nên vi phạm thỏa thuận mà phải “có nghĩa vụ thực thi toàn diện”.

Còn Tổng thống Iran Hassan Rouhani thì tuyên bố, việc Quốc hội Mỹ gia hạn ISA thêm 10 năm chứng tỏ “Washington vẫn là kẻ thù của Tehran”. Ông Hassan Rouhani cũng nhấn mạnh, quan hệ Washington-Tehran chỉ có thể trở nên tốt hơn nếu Mỹ xin lỗi về những hành động trong quá khứ. Iran và Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao chỉ một thời gian ngắn sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, khi những sinh viên có tư tưởng cực đoan chiếm đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tehran và bắt 52 người Mỹ làm con tin trong hơn một năm.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran còn trở nên xấu đi khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra năm 1990 và 1991. Khi đó, Iran thường xuyên cáo buộc Mỹ và Anh âm mưu phá hoại an ninh của Iran, coi sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq là mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và đã từng đề nghị Mỹ rút quân khỏi Iraq. Trong khi đó, Mỹ bác bỏ các cáo buộc trên và cho rằng Iran tiếp tay cho các phần tử vũ trang người Shiite nhằm chống lại quân đội Mỹ cũng như các lực lượng ở Iraq.

Quan hệ giữa hai nước càng trở nên trầm trọng hơn trong một thập niên qua do tham vọng hạt nhân của Tehran. Kể từ sau khi JPCOA được ký kết, người ta đã dự đoán rằng quan hệ hai quốc gia này sẽ có 3 kịch bản thay đổi gồm: Giữ nguyên hiện trạng, quan hệ ngoại giao tốt hơn hoặc JPCOA sụp đổ và gia tăng căng thẳng.

Sông Thương

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文