Italia nới lỏng phong tỏa, người dân hò reo vui mừng

09:43 05/05/2020
Cảm giác nhẹ nhõm và lo lắng đan xen khiến người dân Italia có phần ngỡ ngàng khi họ được trở lại đường phố sau gần hai tháng bị "khóa chân" ở nhà bởi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. 

Người đi làm đông đúc tại bến tàu Cadorna ở Milan ngày 4/5. Ảnh: AP

"Tôi đã không rời khỏi nhà theo đúng nghĩa đen", Sondhi, cư dân thị trấn Orvieto thuộc vùng Umbrian, chia sẻ. "Điều choáng ngợp nhất có lẽ là không khí trong lành. Hôm nay, tôi cảm giác như được giải thoát, nhưng với sự thận trọng. Chúng ta có thể được tự do, nhưng chúng ta phải thận trọng", Sondhi nói.

Sondhi là một trong khoảng 4 triệu người dân Italia được quay trở lại làm việc kể từ ngày 4/5 trong một nỗ lực nới lỏng phong tỏa của chính phủ, vào thời điểm Italia đang bước vào giai đoạn 2 kể từ khi công bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19. Giai đoạn 2, hay còn gọi là giai đoạn "sống chung với dịch", được Thủ tướng Giuseppe Conte khởi động vào ngày 3/5 vừa qua, kêu gọi người dân "hành động có trách nhiệm".

Trenord, công ty quản lý các dịch vụ vận tải đường sắt ở Lombardy, trung tâm công nghiệp của Italia và cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19, cho biết lưu lượng đi lại trong giờ cao điểm buổi sáng tại đây tương đương 30% so với trước khi dịch bùng phát.

Người dân Italia hào hứng vỗ tay, nhảy múa sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng. Nguồn: The Guardian

Việc nới lỏng các hạn chế đang được chính phủ Italia triển khai thận trọng, với các nhà máy phục vụ xuất khẩu và các công trường xây dựng được phép hoạt động ngay lập tức. Các quán bar và nhà hàng có thể cung cấp dịch vụ mang đi nhưng sẽ không thể mở lại hoàn toàn cho đến ngày 1/6. Cửa hàng, bảo tàng và thư viện sẽ mở cửa từ ngày 18/5, tiệm làm tóc và phòng tập thể dục trở lại hoạt động từ 1/6. Và các trường học sẽ bắt đầu đón học sinh từ tháng 9.

Những đoạn clip do The Guardian đăng tải cũng cho thấy, người dân thành phố Milan hạnh phúc xuống đường nhảy múa sau nhiều tháng không được ra ngoài, còn người dân tại Venice đứng trên cầu vỗ tay chúc mừng quyết định nới lỏng phong tỏa của chính phủ. 

Người dân vỗ tay chúc mừng nỗ lực của chính phủ. Ảnh: TG

Vốn thường náo nhiệt vào buổi sáng, giờ đây, các quán bar ở Orvieto trở nên trầm lắng hơn, với những dòng người đeo khẩu trang xếp hàng bên ngoài chờ một ly cà phê Espresso. "Đây là một bước tiến tuyệt vời ngay cả khi chúng ta phải thận trọng, và điều đó đủ khiến bạn mỉm cười", một cư dân địa phương có tên Slavik Cebanu chia sẻ.

Jaskaran Singh, người làm việc tại Caffè Barrique, cho biết: "Chúng tôi rất vui khi có thể mở cửa, ngay cả khi mọi thứ vẫn bị hạn chế và chờ những diễn biến mới. Tôi chỉ hy vọng mọi thứ diễn ra tốt đẹp".

Mặc dù tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 đang giảm đều tai Italia, nhưng bóng mây mang tên dịch bệnh vẫn tồn tại tại quốc gia này. Phần lớn các ca nhiễm mới xuất hiện ở khu vực Lombardy, Piedmont, Veneto. "Việc không có ca nhiễm mới nào là vô cùng quan trọng với chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn an toàn, bởi virus vẫn ở đây", Valentina, một đầu bếp ở Orvieto chia sẻ. 

Mỗi người dân có một cách chào đón cảm giác trở lại đường phố theo cách riêng. Ảnh: Getty
Đường phố Italia chấm dứt chuỗi ngày vắng bóng người. Ảnh: TG

Việc duy trì giãn cách xã hội sẽ là điều kiện tiên quyết để chống dịch COVID-19 tại Italia, khi mà dịch bệnh đã cướp đi gần 29.000 sinh mạng tại nước này. Người dân giờ đây được phép đi thăm họ hàng, đi tập thể dục, nhưng hầu hết các quyền tự do đi lại khác vẫn bị hạn chế.

Walter Ricciardi, nhà khoa học tư vấn cho bộ y tế về các biện pháp chống COVID-19, cho biết Italia có thể sẽ phải phong tỏa trở lại nếu tỷ lệ nhiễm bệnh có dấu hiệu tăng. "Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đầy rủi ro. Sẽ mất hai tuần để xem diễn biến", ông nói.

Tại Lazio, khu vực lân cận Rome, 53 trường hợp nhiễm mới được ghi nhận vào ngày 3/5. "Một cách chậm rãi, tôi cảm thấy lạc quan, nhưng hi vọng chúng ta không quá phấn khích và khiến dịch bệnh tăng một lần nữa", Marsha De Salvatore, một giáo viên tiếng Anh và người sáng lập Câu lạc bộ hài kịch Rome, chia sẻ.

An Nhiên

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文