LHQ bỏ phiếu kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận với Cuba
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết thường niên lần thứ 27 kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Ảnh Reuters. |
Cuộc bỏ phiếu của LHQ có thể mang một ý nghĩa chính trị nào đó, tuy nhiên, chỉ có Quốc hội Mỹ mới có thể đưa ra quyết định có dỡ bỏ lệnh cấm vận đã có suốt 50 năm qua hay không. Mỹ và Israel đã bỏ phiếu chống lại quyết định này, đối trọng lại với 189 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ trong khi Unkraine và Moldova đã không bỏ phiếu.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley đã phát biểu ngay sau cuộc bỏ phiếu rằng nghị quyết của Đại hội đồng có thể là một cơ hội cho nhiều nước “cảm thấy họ có thể đâm nước Mỹ vào mắt”.
“Tuy nhiên điều này cũng không làm tổn hại gì được đến Mỹ. Điều này chỉ làm tổn hại đến những người dân Cuba mà thôi” bà Haley nhấn mạnh. Mỹ cho rằng những lệnh cấm vận của mình nhằm vào Cuba là để trừng phạt cho những hành động mà Mỹ coi là thiếu nhân quyền ở quốc đảo này.
Liên quan đến vấn đề này, trong suốt 24 năm qua, Mỹ liên tục bỏ phiếu chống nghị quyết của LHQ, duy nhất chỉ có năm 2016 là có vẻ kiềm chế hơn dưới thời cựu Tổng thống Obama, khi Washington và Havana nỗ lực cải thiện quan hệ.
Tuy vậy, quan hệ hai nước đã xấu đi rõ rệt kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1-2017, quay trở lại tình trạng như thời Chiến tranh Lạnh và tăng cường các cấm vận thương mại và du lịch vốn được nới lỏng dưới thời Obama.
Hồi năm ngoái, Mỹ cũng đã bỏ phiếu chống lại nghị quyết của LHQ để ủng hộ cho đồng minh thân cận Israel, đối trọng lại với 191 thành viên còn lại của LHQ.
Năm nay, Mỹ đã đề xuất 8 lần sửa đổi quan trọng đối với nghị quyết, bao gồm kêu gọi Cuba “cấp cho công dân của mình được công nhận quyền và tự do dân sự, chính trị và kinh tế được quốc tế công nhận, bao gồm tự do hội họp, tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin”.
Tuy nhiên những sự sửa đổi này đã hoàn toàn thất bại khi bị 113 nước thành viên LHQ bỏ phiếu chống. Chỉ có Mỹ, Israel và Ukraine bỏ phiếu ủng hộ. Trong khi đó 65 nước còn lại không bỏ phiếu.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez ngày 1-11 đã phản đối việc chính phủ Mỹ trong việc chỉ trích Cuba và các nước khác về vấn đề nhân quyền.