Lãnh đạo Nhật – Mỹ thảo luận về tình hình Iran

09:11 12/06/2019
Trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút ngày 11-6, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Iran. 

Cuộc điện đàm được thực hiện ngay trước thềm chuyến thăm nước Cộng hòa Hồi giáo của Thủ tướng Shinzo Abe, theo kế hoạch sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14-6. Đây là chuyến thăm Iran đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm trong hơn 4 thập niên qua.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang. Do đó, theo Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, trong các cuộc hội đàm sắp tới, Tokyo có kế hoạch đề nghị Tehran hướng tới việc giảm căng thẳng. 

Trước chuyến thăm, Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng có thể tận dụng mối quan hệ tốt đẹp lâu nay của Nhật Bản với Iran để làm trung gian hòa giải và thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Tehran. 

Trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump cũng đã hoan nghênh sự trợ giúp của Thủ tướng Shinzo Abe trong việc giải quyết vấn đề với Iran. Khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ mong muốn tạo điều kiện để Washington và Tehran tiến hành đàm phán, giúp mọi chuyện không bị chệch hướng, cũng như không kéo theo một cuộc đối đầu quân sự tại Trung Đông.

Tổng thống Donald Trump trao đổi cùng Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo ngày 26-5. Ảnh: Getty Images.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tại Tokyo vào giữa tháng 5, Thủ tướng Abe cũng cam kết sẽ hợp tác với nước Cộng hòa Hồi giáo để tháo ngòi căng thẳng ở Trung Đông. Các chuyên gia ngoại giao cũng đánh giá cao vai trò hiện nay của Thủ tướng Shizo Abe khi ông vừa có quan hệ mật thiết với Tổng thống Donald Trump, vừa có mối quan hệ hữu nghị với Iran. 

Theo ông Toshihiro Nakayama, nhà nghiên cứu Nhật Bản tại Trung tâm Wilson ở Washington, cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản đang nỗ lực đóng vai trò sứ giả và giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. 

Một số nhà phân tích cho rằng, Nhật Bản mong muốn sự ổn định ở Trung Đông do nước này phải nhập khẩu một số lượng lớn dầu từ khu vực này, dù Tokyo đã ngừng mua dầu của Iran trong năm nay do các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Nhật Bản từ lâu đã duy trì mối quan hệ thân thiết với Iran vốn là nguồn cung cấp dầu mỏ chính cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này. Nhưng Nhật Bản cũng phụ thuộc nhiều vào Mỹ về vấn đề an ninh. 

Kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo tại Iran năm 1979, Tokyo đã rất cẩn trọng trong mối quan hệ với Tehran và Washington. 

Nhà nghiên cứu Sachi Sakanashi tại Viện Năng lượng Kinh tế Nhật Bản trong tháng 1 đánh giá: “Chính sách năng lượng của Nhật Bản với Iran đã trở thành lĩnh vực gây khó trong việc Tokyo tự lập khỏi Mỹ qua 4 thập niên. Ngay cả khi Nhật Bản theo đuổi chính sách năng lượng riêng với Iran thì Washington luôn gây ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng”. 

Mặc dù quan hệ hữu hảo nhưng Nhật Bản và Iran hiếm khi tổ chức hội nghị cấp cao. Lần cuối cùng một Thủ tướng Nhật Bản tới thăm Iran là vào năm 1978. Cựu Tổng thống Iran Mohammad Khatami cũng đã thăm Nhật Bản từ năm 2000. 

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đó cũng là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Iran đến thăm Nhật Bản trong 42 năm. Nhà nghiên cứu Sachi Sakanashi cho biết 85% dầu và 28% khí tự nhiên tiêu thụ tại Nhật Bản đều nhập từ vùng Vịnh Ba Tư. 

Theo bà Sachi Sakanashi, sự ổn định của Vịnh Ba Tư vô cùng quan trọng với Nhật Bản. Do vậy, Thủ tướng Shinzo Abe thực sự muốn tận dụng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Iran.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng sau khi Tổng thống Donald Trump trong năm 2018 đã rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với Tehran năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), tái áp dụng lệnh trừng phạt và dùng lời lẽ mang tính cảnh báo hướng tới Iran. 

Nhà Trắng cũng mới đây cũng ban hành sắc lệnh hành pháp chấm dứt qui chế miễn trừ trừng phạt dành cho 8 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu khí của Iran. Căng thẳng leo thang đẩy hai quốc gia này vào nguy cơ đối đầu quân sự khi Mỹ đã điều động thêm quân cùng các máy bay ném bom và tàu sân bay tới Trung Đông, tuyên bố động thái trên nhằm đối phó với “các mối đe dọa từ Iran”. 

Khi thăm Nhật Bản tuần trước, người đứng đầu Nhà Trắng bày tỏ ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe đối với Iran và tuyên bố không tìm cách thay đổi chính quyền tại Tehran. 

Bà Sakanashi nói: “Qua việc đến thăm và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Iran, tôi cho rằng Thủ tướng Abe có thể nỗ lực giảm thiểu căng thẳng. Bởi khi vẫn còn nỗ lực để giải quyết vấn đề và căng thẳng qua ngoại giao thì rủi ro về đối đầu có thể sẽ được giảm thiểu”. 

Tuy nhiên, chuyên gia Tobias Harris tại Công ty tư vấn Teneo (Mỹ) cho rằng chuyến thăm Iran của Thủ tướng Abe chủ yếu mang tính hình thức bởi chỉ có Mỹ và Iran mới có thể tự giải quyết và đạt được đột phá về căng thẳng hiện tại. 

Ông Harris nói: “Nhật Bản có thể là nhà tiêu thụ năng lượng quan trọng của khu vực nhưng không phải là nhân tố quân sự quan trọng do vậy có ít nguồn lực để tác động can thiệp đối với các xung đột”.

Khổng Hà (tổng hợp)

Áp lực giao thông gia tăng nên thời gian qua, dù thành phố đã đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông nhưng việc triển khai các dự án giao thông tại đô thị còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, đột phá nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước với tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người nhập cư đến rất đông. Đặc điểm này kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, đối tượng sử dụng, nghiện ma túy phạm tội ngày càng nhiều…

Sáng 23/5, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cho biết, đã chỉ đạo Công an huyện Chợ Mới, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, môi trường phối hợp cùng các đơn vị chức năng tiến hành xác minh, điều tra liên quan đến thông tin một số đối tượng lợi dụng việc nạo vét ao nuôi cá để khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực ấp Long Hoà, xã Long Giang, huyện Chợ Mới.

Nhằm phản ứng với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan (Trung Quốc) và đáp trả các biện pháp trừng phạt mà Washington áp lên doanh nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh hôm 22/5 liệt một loạt tổ hợp quốc phòng Mỹ vào danh sách đen. 

Sau khoảng 10 giờ khẩn trương tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ, đến hơn 10h ngày 22/5, các lực lượng chức năng của tỉnh Bắc Kạn đã tìm thấy cả ba thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất đá vào một nhà dân tại thôn Phiêng Pục (xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), xảy ra đêm 21/5 rạng sáng 22/5/2024.

Ba nước gồm Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha ngày 22/5 đưa ra động thái mang tính lịch sử khi tuyên bố sẽ công nhận một Nhà nước Palestine, cho rằng đây là động lực giải quyết xung đột tại Gaza, tuy nhiên, lại khiến Israel lên án và ngay lập tức ra lệnh triệu hồi các Đại sứ của mình từ Na Uy và Ireland về nước.

Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, chiều 22/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thị Ánh Sương (Quảng Ngãi) cho rằng, việc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ khả thi hơn so với quy định cho phép nồng độ cồn ở ngưỡng nhất định.

Trong 2 năm liên tiếp, đội chạy tiếp sức 4x400m nữ đều giành HCV tại sân chơi châu Á. Tấm HCV mới đây ở Giải vô địch điền kinh tiếp sức châu Á 2024 dù chưa thể chạm tới cột mốc thành tích để hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024 nhưng cũng mang lại động lực cho các nhà quản lý cũng như giới chuyên môn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文