Tiết thanh minh ở Vũ Hán "ảm đạm" vì COVID-19

10:11 04/04/2020
Cứ vào dịp lễ thanh minh hàng năm, anh Dai Jinfeng, một người dân sống tại Vũ Hán, đều lái xe chở mẹ đến nghĩa trang gần nhà để thắp hương và sửa sang lại mộ người thân. Nhưng năm nay, công việc này đã không được diễn ra vì COVID-19.


Lễ thanh minh ở Trung Quốc được xem là quốc lễ, thường rơi vào khoảng trước hoặc sau ngày 5/4 dương lịch. Đây là 1 trong 8 ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc. Trong đó, người dân thường đi tảo mộ để tưởng nhớ tổ tiên và hướng về cội nguồn.

Năm nay, tiết thanh minh tại Trung Quốc rơi vào ngày 4/4. Tuy nhiên, nước này đã yêu cầu mọi người dân ở nhà để hạn chế nguy cơ bùng phát COVID-19. Nếu muốn thắp hương, dọn cỏ, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, người dân có thể nhờ tới các nhân viên làm việc tại nghĩa trang.

Các nhân viên nghĩa trang Babaoshan ở Bắc Kinh thực hiện nghi lễ tảo mộ thay mặt thân nhân người quá cố.

Những yêu cầu về việc ở nhà trong dịp lễ Thanh Minh có lẽ được thực hiện nghiêm ngặt nhất ở Vũ Hán, nơi đã bị chịu ảnh hưởng nặng nè nhất bởi COVID-19 kể từ hồi tháng 12/2019 tới nay. Tính đến ngày 3/4, Vũ Hán ghi nhận tổng cộng 50.008 người nhiễm bệnh và 2.567 người tử vong vì COVID-19.

Trước mắt, chính quyền Vũ Hán đã cấm tất cả các hoạt động tảo mộ tại các nghĩa trang trong thành phố cho tới ngày 30/4. Các quan chức địa phương cũng thông báo với người dân sử dụng các dịch vụ phát trực tuyến, điều này sẽ cho phép họ theo dõi các nhân viên nghĩa trang thực hiện nghi lễ tảo mộ thay mặt thân nhân người quá cố.

Những hạn chế và lo ngại về sự lây lan của COVID-19 là lý do tại sao anh Dai Jinfeng quyết định không thực hiện nghi lễ như hàng năm. 

"Mẹ tôi liên tục hỏi tôi rằng liệu lễ thanh minh năm nay tôi có về hay không", anh Dai bật khóc cho biết. "Tôi không dám gọi cho bà ấy nữa vì lễ tảo mộ sắp diễn ra và  là dịp lễ đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi". Mẹ của anh Dai, năm nay 67 tuổi, hiện đang sống một mình.

Anh Dai hy vọng mình và mẹ có thể đi tảo mộ trở lại vào lễ thanh minh năm tới, khi dịch bệnh kết thúc. 

Tuy nhiên, một số người dân ở Vũ Hán đã tìm ra những cách khác nhau để kỷ niệm ngày lễ và tìm "sự an ủi" cho riêng mình bất chấp những hạn chế. Nhiều người hôm 3/4 được nhìn thấy đã đốt vàng mã cho những người thân ở dưới suối vàng ở vỉa hè ngay cạnh nhà. Nhiều người khác thì đặt những bông hoa cúc trên bờ sông Dương Tử, con sông chảy qua Vũ Hán.

"Đang có dịch bệnh, nhưng đây là truyền thống của người Trung Quốc, chúng tôi không thể gạt nó sang một bên", một người dân Vũ Hán tâm sự, đồng thời cho biết còn chuẩn bị một ít vàng mã cho bác sĩ Xia Sisi, 29 tuổi, người đã hi sinh trong cuộc chiến chống COVID-19 hồi tháng 2 vừa qua. "Tôi không quen biết bác sĩ này, nhưng tôi muốn chia sẻ và tưởng nhớ về họ", người đàn ông nói.

Trước đó, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu không tổ chức lễ tang và lễ hoả táng cho các nạn nhân COVID-19 do tính chất rất dễ lây lan của virus.

Vào hôm nay (4/4), Trung Quốc cũng sẽ dành sẽ dành 3 phút để tưởng niệm các nạn nhân cùng những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống dịch bệnh và cả những người dân Trung Quốc đã tử vong vì đại dịch toàn cầu này. Còi của các phương tiện giao thông cùng còi báo động phòng không sẽ vang lên cùng lúc trên khắp cả nước.

Trên cả nước Trung Quốc và tại tất cả các Đại sứ quán, Lãnh sự quán của nước này ở nước ngoài sẽ treo cờ rủ, trong khi tất cả các hoạt động giải trí công cộng sẽ bị tạm dừng trong ngày. 

Cao Trung (Theo Reuters)

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文