Liên Hợp Quốc liệt thủ lĩnh nhóm JeM ở Pakistan vào “danh sách đen”

09:44 02/05/2019
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 1-5 đã liệt thủ lĩnh nhóm vũ trang Hồi giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) Masood Azhar vào danh sách khủng bố toàn cầu, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ biện pháp ngăn chặn kỹ thuật đối với việc này.


Theo đó, Ủy ban giám sát các lệnh trừng phạt của LHQ gồm 15 thành viên đã thống nhất xác định Masood Azhar là một kẻ khủng bố trong danh sách trừng phạt của LHQ. Masood Azhar sẽ bị cấm vận vũ khí, chịu các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, Reuters cho biết.

Thủ lĩnh nhóm vũ trang Hồi giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) Masood Azhar. (Ảnh: straitstimes)

Trung Quốc – đồng minh thân cận của Pakistan đã nhiều lần phản đối các nỗ lực của các cường quốc phương Tây tại LHQ nhằm trừng phạt trực tiếp người sáng lập JeM Masood Azhar, mặc dù nhóm này đã bị LHQ đưa vào danh sách đen năm 2001.

JeM đã thực hiện một số vụ tấn công cấp cao ở Ấn Độ và nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát hồi tháng 2 nhắm vào một đoàn xe chở lực lượng an ninh ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát khiến 44 binh sĩ nước này thiệt mạng. Chính phủ Ấn Độ khẳng định "có bằng chứng không thể chối cãi" về sự dính líu của Pakistan trong vụ việc trên. Tuy nhiên, Pakistan bác bỏ mọi cáo buộc liên quan. Vụ việc đã làm leo thang căng thẳng giữa hai nước láng giềng.

Sau vụ tấn công kể trên, Mỹ, Anh và Pháp yêu cầu LHQ áp đặt lệnh cấm đối với thủ lĩnh JeM nhưng động thái này đã bị Trung Quốc phản đối và cho biết cần có thêm thời gian để xem xét. Bắc Kinh trước đó đã ngăn chặn LHQ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Masood Azhar, bao gồm cả năm 2016 và 2017.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ấn Độ hoan nghênh việc trừng phạt Masood Azhar là một bước đi đúng hướng để thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố và những kẻ gây rối.

Cao Trung

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文