Macedonia khởi động đàm phán gia nhập NATO
- Hơn 90% người đi bỏ phiếu ủng hộ việc đổi tên nước Macedonia
- Tổng thống Macedonia ra quyết định "lạ" về thỏa thuận lịch sử
- Thỏa thuận đổi tên nước giữa Macedonia và Hy Lạp: Cuộc tranh cãi dài 3 thập kỷ
Theo lời mời chính thức của NATO đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh của khối này tại Brussels hồi tháng 7 vừa qua, Macedonia hôm 18-10 (giờ địa phương) đã khởi động đàm phán để gia nhập liên minh quân sự lớn nhất thế giới nối hai bờ Đại Tây Dương, sau nhiều năm theo đuổi.
Analodu dẫn lời một số quan chức Macedonia cho biết, cuộc đàm phán kéo dài hai ngày được diễn ra tại trụ sở của NATO ở Brussels sẽ tập trung vào các vấn đề cốt lõi như an ninh, quốc phòng, tư pháp, tài chính và đặc biệt là lộ trình gia nhập của Macedonia.
Họp báo của NATO và Macedonia về việc khởi động quá trình đàm phán. Ảnh: Getty Images. |
Tuy nhiên, đại diện của NATO cho biết, trong quá trình diễn ra các vòng đàm phán, Macedonia cũng cần song song thúc đẩy nhanh chóng việc đổi tên nước, vốn đã đề ra trong Hiệp định Prespa với Hy Lạp vào hồi tháng 6, chấm dứt tranh cãi suốt ba thập kỷ về việc Macedonia trùng với tên của một khu vực phía Bắc của nước này.
Hiện tại, tuy vấp phải một số khó khăn tới từ phía đảng phái đối lập, nhưng Quốc hội Macedonia vẫn đang tiếp tục tranh luận sửa đổi hiến pháp về việc đổi tên nước theo đề xuất của chính phủ.
Bà Oana Lungescu, phát ngôn viên của NATO bà Oana Lungescu trong cuộc họp báo mới nhất khẳng định, Macedonia đang đứng trước một cơ hội lịch sử để trở thành thành viên của đại gia đình NATO, giúp củng cố hòa bình và ổn định tại khu vực Tây Balkan.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras và Ngoại trưởng Nikos Kotzias. |
Được biết, Macedonia lần đầu tiền được mời gia nhập NATO vào năm 2008 nhưng do vướng phải tranh chấp với Hy Lạp về tên gọi nên từ đó đến nay vẫn chỉ được coi là một đối tác của NATO.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã chấp nhận đơn từ chức của Ngoại trưởng Nikos Kotzias vào hôm 17-10, sau cuộc tranh cãi trong nội các Athens về thỏa thuận đổi tên nước với Skopje.
Theo Reuters, ông Kotzias đã mâu thuẫn với Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos, đồng thời là Chủ tịch đảng "Những người Hy Lạp độc lập" theo đường lối dân tộc, và là đối tác trong liên minh cầm quyền tạo nên chính phủ của Thủ tướng Tsipras. Ông Kammenos đe dọa rời khỏi liên minh cầm quyền và chuyển sang phe đối lập vì tranh cãi trên.