Malaysia đóng cửa toàn bộ đất nước

08:12 29/05/2021
Malaysia ban bố lệnh phong toả toàn quốc, tạm đóng cửa các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng chóng mặt.

Phần lớn người Malaysia sẽ phải ở nhà trong vòng hai tuần tới. Ảnh: Reuters

StraitsTimes cho biết lệnh phong toả,"đóng cửa hoàn toàn tất cả lĩnh vực kinh tế-xã hội" ở Malaysia có hiệu lực từ ngày 11 đến 14/6. "Tất cả các lĩnh vực đều không được hoạt động trong giai đoạn này, trừ cơ sở dịch vụ thiết yếu", Chính phủ Malaysia thông báo.

Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin ngày 10/5 đã ban bố lệnh cấm đi lại giữa các bang và các quận từ ngày 12/5 đến ngày 7/6, trừ các trường hợp khẩn cấp, song tình hình không được cải thiện đáng kể.

Hai tuần tới được Malaysia mô tả là giai đoạn đóng cửa nghiêm ngặt đầu tiên. Nếu số ca nhiễm mới giảm xuống, quốc gia Đông Nam Á sẽ tiếp tục giai đoạn hai kéo dài 4 tuần, cho phéo mở cửa lại một số lĩnh vực kinh tế không cần tụ tập đông người.

"Khi giai đoạn hai kết thúc, chúng ta sẽ sang giai đoạn ba, khi đó các hoạt động kinh tế -xã hội cơ bản được phép diễn ra, nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ", thông báo của Malaysia có đoạn. Việc đánh giá chuyển giai đoạn sẽ do Bộ Y tế Malaysia đảm nhiệm.

Malaysia chứng kiến số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng đáng kể vài tuần gần đây, với trên 8.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Đến sáng 29/5, Malaysia ghi nhận 550.000 ca nhiễm COVID-19, đứng thứ 3 Đông Nam Á, trong đó hơn 2.550 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến các cơ sở y tế Malaysia quá tải. Một nhóm tình nguyện viên mai táng người chết vì COVID-19 ở nước này nói với Reuters rằng số thi thể mà họ phải xử lý đã tăng 30 lần so với giai đoạn trước.

Thiện Nhân

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Y Dược LanQ và các đơn vị liên quan”. Trong vụ án này có 23 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có cựu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và hàng loạt cựu giám đốc các bệnh viện về tội “Nhận hối lộ”.

Bộ Tài chính cho biết đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu các nhiệm vụ, quan điểm, chủ trương, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, đồng thời rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, cũng như các luật đang được sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Ông Nguyễn Thanh Hoài (SN 1979, thường trú ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tìm đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực ĐBSCL đóng tại TP Cần Thơ trình bày bức xúc vì gia đình ông bị một việc “từ trên trời rơi xuống”, là buộc phải bán 113,7m2 đất cho hàng xóm dù gia đình không có nhu cầu. Ngày thi hành án cưỡng chế theo bản án là ngày 14/5/2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.