Mưa lớn cản trở quá trình tìm kiếm nạn nhân sóng thần tại Indonesia

16:40 25/12/2018
3 ngày kể từ sau khi thảm họa sóng thần xảy ra tại Eo biển Sunda, Indonesia, những nỗ lực tìm kiếm người còn sống đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết, nhất là khi mưa lớn tiếp tục hoành hành tại các khu vực bị ảnh hưởng, con số thương vong vẫn tiếp tục tăng lên, The Guardian ngày 25-12 đưa tin. 

Các số liệu thống kê cho thấy, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa sóng thần xảy ra tối 22-12 tại khu vực quanh Eo biển Sunda, Indonesia đã lên tới 429 người, tính đến chiều 25-12.

Tại khu nghỉ dưỡng sát biển Tanjung Lesung, nơi ban nhạc Seventeen đang biểu diễn khi sóng thần ập đến, quản lý khu nghỉ dưỡng Kunto Wijoyo cho biết nhân viên ở đây đã dành những ngày qua để tìm kiếm và di dời thi thể của 106 người thiệt mạng, "trong đó có đàn ông, phụ nữ và trẻ sơ sinh", ông nói.

Người dân tìm kiếm đồ đạc trong những đống đổ nát. Ảnh: Getty
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể các nạn nhân ra khỏi khu vực đổ nát. Ảnh: Getty

Giới chức địa phương xác nhận đã có 1.485 người bị thương do sóng thần và hiện 154 người vẫn đang mất tích. Sóng thần ập đến bất ngờ trong đêm tối cũng làm 882 ngôi nhà và 73 khách sạn bị tàn phá. Hơn 430 chiếc thuyền cũng bị hư hại sau thảm họa.

Hiện, giới chức Indonesia đang phải chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân hầu hết bị vùi lấp dưới những đống đổ nát sau thảm họa và di tản người dân đến nơi an toàn, trước những cảnh cáo rằng một đợt sóng thần mới có khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian gần.

Đội tìm kiếm cứu nạn của Indonesia đã sử dụng máy bay không người lái và chó nghiệp vụ để tìm kiếm các nạn nhân sau trận sóng thần. Một loạt máy móc hạng nặng cũng được điều động để đưa các nạn nhân ra khỏi khu vực đổ nát. 

Lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian với hi vọng tìm thấy người còn sống. Ảnh: Getty
Người phụ nữ đau xót nhìn ngôi nhà của mình bị tàn phá nặng nề. Ảnh: Getty

Trận sóng thần đổ ập vào khu vực Eo biển Sunda tối 22-12 xảy ra ngay sau khi núi lửa Anak Krakatoa ngoài khơi eo biển này phun trào, gây ra những vụ sạt lở ngầm dưới lòng biển, cộng hưởng cùng thủy triều dâng cao bất thường.

Tuy nhiên, Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Indonesia ban đầu lại cho biết không có mối đe dọa sóng thần nào cả, ngay cả khi sóng thần đã đổ bộ vào bờ. Ngay sau đó, họ buộc phải xin lỗi và đính chính thông tin, nói rằng việc thiếu hệ thống cảnh báo sớm trong trường hợp này đã dẫn đến số thương vong tăng cao.

Các nhà nghiên cứu nhận định, bản chất trận sóng thần này khác so với những trận sóng thần xảy ra do động đất bởi nó rất khó có thể dự đoán trước. Theo chuyên gia Jacques-Marie Bardintzeff, sẽ khó có thể làm gì trước việc trận sóng thần xảy ra quá bất ngờ như vậy. "Thời gian giữa nguyên nhân và hệ quả chỉ là vài chục phút, quá ngắn để cảnh báo người dân", ông nói.

Người dân Indonesia tiếp tục gồng mình gánh chịu một thảm họa thiên nhiên mới. Ảnh: The Guardian

Với gần 16.082 người phải di dời sau thảm họa, trận sóng thần đổ ập vào eo biển Sunda 22-12 được coi là một trong những thảm họa để lại hậu quả nặng nề nhất tại Indonesia trong năm 2018, sau thảm họa kép xảy ra tại đảo Sulawesi hồi tháng 9 vừa qua.

Các nhóm tình nguyện đã có mặt tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sóng thần như huyện Serang, Pandeglang thuộc tỉnh Banten, và cung cấp các bữa ăn miễn phí cùng nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân địa phương. Một số lều tạm đã được dựng lên cho những người bị mất nhà cửa. 

Các nhân viên nhân đạo cảnh báo rằng nước sạch và nguồn cung cấp thuốc đang cạn kiệt khi hàng nghìn người đang đổ về các trại sơ tán, cùng những lo ngại về dịch bệnh lây lan sau thảm họa.

Lam Ninh

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文