Mỹ-Nga ký Hiệp ước hợp tác kết thúc chiến tranh Syria
- Leo thang căng thẳng Nga – NATO1
- Phương Tây 'hãi' khi giáp mặt Su-35S của Không quân Nga
- Iran sẽ chi 8 tỷ USD để mua vũ khí Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Hiệp ước sẽ có hiệu lực vào thứ Sáu tuần tới, ngày 19-2”, tuy nhiên, ông nhấn mạnh những tổ chức khủng bố sẽ tiếp tục là mục tiêu tấn công.
Hiệp ước Munich được ký bởi 17 quốc gia, bao gồm Ngoại trưởng Saudi Arabia-Adel al Jubayr đại diện cho phe đối lập Syria và nhà ngoại giao cấp cao Iran-Muhammed Javd Zarif được ủy quyền đại diện cho chính quyền Tổng thống Assad.
Bản đồ phân chia khu vực kiểm soát quân sự chủ yếu giữa lực lượng Nga và Mỹ nhằm kết thúc chiến tranh Syria |
Ngoại trưởng Lavrov đã liệt kê những nhóm khủng bố sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công của Nga gồm: IS và Jabhat al Nusra, một nhánh al Qaeda ở Syria.
Hiệp ước Munich nêu rõ: Việc xác định mục tiêu hội đủ điều kiện là khủng bố cùng với khu vực địa lý được giao cho các lực lượng đặc biệt đứng đầu gồm Nga và Mỹ.
Điều này đặt toàn bộ thỏa thuận trong tay Mỹ và Nga. Ông Lavrov nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là phải xây dựng được đường dây liên lạc trực tiếp không chỉ về thủ tục để tránh sự cố mà còn tăng cường hợp tác giữa quân đội các nước chúng ta”.
Do đó Hiệp ước Munich cung cấp khuôn khổ cho việc mở rộng hợp tác Mỹ-Nga về không kích chống khủng bố ở Syria. Ông Lavrov đề cập đến sự thay đổi “định tính” trong chính sách quân sự hợp tác với Nga để tiếp tục chống tổ chức khủng bố IS.
Ngoại trưởng Nga Lavrov (bìa trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Munich-Đức ngày 12-2-2016. |
Nguồn tin tình báo Israel cho biết có một thỏa thuận được Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga bí mật ký để cùng nhau hợp tác kết thúc chiến tranh Syria áp dụng từ tháng 12-2015.
Theo Hiệp ước: Quân đội Nga kiểm soát toàn bộ vùng đất ở miền Nam, miền Trung và miền Tây Syria, bao gồm thủ đô Damascus, các thành phố Daraa, Homs, Hama, Latakia, Aleppo.
Quân đội Mỹ kiểm soát các thành phố có đông người Kurd sinh sống gồm Hasaeh và Qamishli ở miền Bắc, Raqqa “thủ đô lâm thời” của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (khủng bố) tự xưng, khu vực biên giới giữa Syria và Iraq. Ngoài ra, khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ được chia đôi cho Nga và Mỹ.
Đặc biệt, Nga và Mỹ đã không chấp thuận cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đàm phán Munich cũng như thảo luận những vấn đề quan trọng đối với tương lai Syria.