Mỹ quan ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc

10:15 20/02/2021
Mỹ bày tỏ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, trong đó cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ lực với tàu nước ngoài, có thể được Bắc Kinh viện dẫn để thúc đẩy yêu sách phi pháp ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo ngày 19/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ bày tỏ "quan ngại" về ngôn ngữ trong luật hải cảnh mới của Trung Quốc, trong đó "rõ ràng gắn việc sử dụng vũ lực tiềm tàng, bao gồm cả vũ trang, của hải cảnh Trung Quốc với việc thực thi các yêu sách" phi lý của nước này ở Biển Đông, Reuters đưa tin.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price. Ảnh: Reuters

Ông Price cho rằng từ ngữ được sử dụng trong luật hải cảnh có "ngụ ý mạnh mẽ luật này có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng trên biển" của Trung Quốc.

"Chúng tôi cũng lo ngại rằng Trung Quốc có thể viện dẫn luật mới này để khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp ở Biển Đông, vốn đã bị phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) năm 2016 bác bỏ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo.

Quan chức ngoại giao Mỹ một lần nữa tái khẳng định lập trường xuyên suốt về vấn đề Biển Đông của Washington như từng được đưa ra hồi tháng 7/2020, khi Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Mike Pompeo đã bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, coi đây là những yêu sách "hoàn toàn phi pháp".

Trước đó, hồi tháng 1/2021, Philippines đã gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. "Mặc dù ban hành luật là quyền của mỗi nước, nhưng việc thông qua luật này - xét đến khu vực liên quan hay trong vấn đề này là khu vực Biển Đông mở - là lời đe dọa", Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. nói.

Hôm 4/2 vừa qua, tại họp báo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi về việc luật hải cảnh mới ban hành của Trung Quốc đã bắt đầu có hiệu lực, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng nêu rõ, Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, đồng thời không có hành động làm gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Thiện Nhân

Để phục vụ yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án “Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn (Công ty Thanh Tuấn), Ban Quản lý dự án hạ tầng đô thị (Ban hạ tầng) cùng một số đơn vị liên quan, ngày 12/2 vừa qua Cục CSĐT tội phạm và tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Cục CSKT) Bộ Công an tiếp tục đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh và các sở, ngành liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu của dự án…

Việt Nam vốn đa dạng về văn hóa và ẩm thực cũng là một nét đặc trưng để thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, song vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn khá nhức nhối trong xã hội. Việc quảng cáo thổi phồng các thực phẩm, đồ ăn, thức uống… đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn, đòi hỏi sự vào cuộc của quyết liệt của cả cộng đồng và cơ quan chức năng.

Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kết thúc chuyến công du 3 nước đồng minh quan trọng nhất trong khối Arab, gồm Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đến nơi nào, ông Trump cũng mang đến một sự kiện gây chú ý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.