Mỹ cắt viện trợ cho quỹ hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ
- Chính quyền Mỹ cắt hàng trăm triệu USD viện trợ cho Palestine
- Người Palestine dán chai nhựa thành thuyền để mưu sinh giữa "bão" cấm vận
- Cuộc sống khốn khổ của người Palestine ở Dải Gaza
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết, mô hình thực thi tài chính của Quỹ Cứu trợ và Hành động (UNRWA) của Liên Hợp Quốc đã hoạt động không hiệu quả. Bà cho rằng việc không ngừng mở rộng theo cấp số nhân của tổ chức này đang thể hiện sự không bền vững và đặt trong tình trạng khủng hoảng suốt nhiều năm.
''Chính quyền Mỹ đã xem xét cẩn thận vấn đề này và xác định rằng Mỹ sẽ không đóng góp thêm cho UNRWA", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Quyết định này của chính quyền Tổng thống Donald Trump được đưa ra chỉ một tuần sau tuyên bố sẽ cắt giảm 200 triệu USD trong các quỹ hỗ trợ kinh tế cho người Palestine tại Bờ Tây và Dải Gâz, và chuyển nguồn viện trợ đó sang các chương trình được ưu tiên hơn.
Được thành lập năm 1949, UNRWA đã cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho khoảng 5 triệu người tị nạn Palestine. Ảnh: Reuters |
Hiện Quỹ UNRWA chưa đưa ra bình luận nào trước tuyên bố từ phía Mỹ. Trong khi đó, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas lên án quyết định này là "một cuộc tấn công bạo lực chống lại người Palestine và sự bất chấp các nghị quyết của LHQ''.
Được thành lập năm 1949, UNRWA đã cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho khoảng 5 triệu người tị nạn Palestine ở Jordan, Liban, Syria và Palestine tại khu vực Bờ Tây và Dải Gaza. Hầu hết trong số này là những thế hệ phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến tranh Israel - Arab sau khi Nhà nước Israel ra đời năm 1948 và con cháu của họ.
Tuy nhiên, UNWRA đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, kể từ khi nhà tài trợ lớn nhất của Quỹ này - Mỹ - hồi đầu năm nay đã cắt khoản đóng góp hàng năm 300 triệu USD cho tổ chức này và yêu cầu UNWRA phải tiến hành cải tổ, cũng như kêu gọi người Palestine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel.
Người tị nạn Palestine xếp hàng nhận viện trợ tại các trại tị nạn. Ảnh: Reuters |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết nước này sẽ tăng cường đàm phán với LHQ, các chính phủ khu vực và các tổ chức quốc tế có liên quan đến sự hỗ trợ của Mỹ đối với trẻ em Palestine nhằm cải cách và thiết lập lại cách thức vận hành của UNRWA.
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cùng ngày cho biết trong năm nay, Đức đã đóng góp 81 triệu euro cho Quỹ hỗ trợ nhân đạo của Liên hợp quốc (UNRWA) giúp đỡ những người tị nạn Palestine sau khi Mỹ quyết định cắt giảm viện trợ cho tổ chức này.
Ông Maas nhấn mạnh Đức sẽ tiếp tục tăng mức đóng góp cho UNRWA, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia khác tham gia đóng góp nhằm đảm bảo hoạt động tài chính cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo.