Myanmar yêu cầu Ấn Độ trao trả 8 cảnh sát vượt biên

17:35 06/03/2021
Giới chức Myanmar ngày 6/3 lên tiếng yêu cầu Ấn Độ trao trả một số sỹ quan cảnh sát đã tìm cách vượt biên sang nước này để kháng lệnh chính quyền quân đội. 

Trước đó, khoảng 30 cảnh sát Myanmar và người thân của họ đã vượt biên, tìm nơi ẩn náu tại Ấn Độ trong những ngày gần đây, sau khi quân đội tiến hành đảo chính và có các hành vi đàn áp ngày càng bạo lực với người biểu tình khiến hàng chục người thiệt mạng.

Quan chức cấp cao nhất của Champhai, một huyện thuộc bang Mizoram, Ấn Độ, nói với Reuters hôm 6/3 rằng bà đã nhận được thư từ người đồng cấp ở quận Falam, Myanmar yêu cầu trao trả 8 cảnh sát "để duy trì mối quan hệ hữu nghị".

Cảnh sát Myanmar trấn áp người biểu tình. Ảnh: AP

Quan chức Ấn Độ, có tên Maria Zuali, cho biết bà "đang chờ chỉ đạo" từ Bộ Nội vụ Ấn Độ về vấn đề này. 

Mặc dù đã có những thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc các cảnh sát cũng tham gia phong trào bất tuân dân sự và biểu tình phản đối chính quyền, song đây là những trường hợp cảnh sát bỏ trốn khỏi Myanmar đầu tiên được xác định từ sau đảo chính.

Trong bức thư, phía Myanmar cho biết họ có thông tin về việc 8 cảnh sát đã vượt biên sang Ấn Độ. Bức thư cũng liệt kê chi tiết thông tin về 4 cảnh sát độ tuổi từ 22 đến 25, trong đó bao gồm một nữ sỹ quan. 

"Để duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng, Ấn Độ vui lòng bắt giữ 8 nhân viên cảnh sát Myanmar đã đến lãnh thổ của Ấn Độ và bàn giao cho Myanmar", bức thư viết.

Bộ Nội vụ Ấn Độ hiện chưa đưa ra bình luận về động thái này. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã phản hồi yêu cầu bình luận bằng cách đề cập đến một tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp báo hôm 5/3, theo đó cho biết vẫn đang "xác minh sự thật".

An Nhiên

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文