NATO sẽ kéo quân đến Biển Đen
- Thế giới sốc với tuyên bố của Nga khi NATO tổ chức Hội nghị tại Ba Lan2
- NATO lại thách thức Nga?
- NATO nỗ lực hòa giải với Nga trước thềm Hội nghị thượng đỉnh
- NATO “vã mồ hôi” khi Nga bất ngờ triển khai tên lửa Iskander đến Kaliningrad1
Phát biểu với các phóng viên trong ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Warsaw (Ba Lan) cho biết nhiều quốc gia thành viên đã cùng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Biển Đen.
“Chúng tôi đã quyết định hỏi nhiều nhà hoạch định quân sự trong khối để tư vấn cho các bộ trưởng quốc phòng vào tháng 10, xem xét liệu chúng tôi có thể tăng cường sự hiện diện không chỉ trên bộ mà còn cả trên biển và trên không”, ông Stoltenberg phát biểu.
Quang cảnh Hội nghị Warsaw |
“Chúng tôi sẽ xem xét điều đó cụ thể hơn tại hội nghị cấp bộ trưởng quốc phòng diễn ra vào tháng 10”, Tổng thư ký NATO cho biết thêm.
Ngày 8-7, các lãnh đạo NATO cùng nhất trí triển khai lực lượng bộ binh đa quốc gia đến 4 quốc gia thành viên gồm: Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania như một biện pháp “đảm bảo an ninh” chung.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh 4 binh đoàn sẽ được triển khai đến những quốc gia nêu trên cơ sở luân phiên.
“Những tiểu đó này sẽ rất mạnh và đó là một lực lượng đa quốc gia. Họ sẽ thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết xuyên lục địa. Và họ có thể phản công khi một quốc gia trong khối bị tấn công”, ông nhấn mạnh.
Người đứng đầu NATO tuyên bố 4 binh đoàn sẽ được triển khai bắt đầu vào năm 2017, bao gồm Anh, Canada, Đức và Mỹ.
Các quốc gia Đông Âu từ lâu đã kêu gọi NATO hiện diện mạnh mẽ hơn trong bối cảnh lo sợ Nga sẽ gây bất ổn cho an ninh trong khu vực.
Tổng thư ký NATO cũng tuyên bố kế hoạch chính của liên quân, Hệ thống Tên lửa Đạn đạo phòng thủ (BMD) được các lãnh đạo trong khối gọi ví như “khả năng tấn công phủ đầu”.
“Điều này có nghĩa tàu chiến Mỹ đồn trú ở Tây Ban Nha, trạm radar đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ và cơ sở tên lửa đánh chặn ở Romania bây giờ có thể hiệp đồng với nhau dưới sự chỉ huy và kiểm soát chung của NATO”, ông nói với các phóng viên quốc tế.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
Ông Stoltenberg nhấn mạnh hệ thống chỉ mang tính chất “phòng thủ toàn diện” và không đặt ra bất kỳ mối đe dọa đối với chiến lược hạt nhân của Nga.
“NATO không đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi không muốn có một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Chúng tôi không muốn có sự chạy đua vũ trang mới. Và chúng tôi không tìm kiếm sự đối đầu”, Stoltenberg trả lời phỏng vấn báo chí.
“Vì chúng tôi chỉ tăng cường phòng vệ, nên chúng tôi tiếp tục mong muốn đàm phán trên tình thần xây dựng với Nga”, ông cho biết thêm.
Stoltenberg nêu rõ ông sẽ triệu tập một cuộc họp với của Hội đồng NATO-Nga vào tuần tới để thông báo cho Nga biết về những quyết định đã được ký tại Hội nghị Warsaw.
Tuy nhiên, Nga cho rằng NATO tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đen sẽ gây bất ổn thêm cho khu vực và hợp tác giữa 2 bên sẽ không thể.