Nga-Mỹ không ủng hộ dừng bắn toàn cầu giữa "bão" COVID-19

08:39 20/04/2020
Cả Nga và Mỹ đều không sẵn sàng ủng hộ một lệnh ngừng bắn toàn diện trên toàn cầu giữa lúc dịch COVID-19 lan rộng vì lo ngại hoạt động quân sự ở Trung Đông bị ảnh hưởng.

Khả năng đạt được lệnh ngừng bắn toàn cầu là không cao do chưa nhận được sự ủng hộ của Mỹ và Nga. Ảnh: INT

Sau lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Gutteres hồi tháng 3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây thúc đẩy nỗ lực đạt được một lệnh ngừng bắn toàn cầu và đã được Trung Quốc, Anh, Đức và các tổ chức lớn ủng hộ, Guardian ngày 19/4 đưa tin.

Tuy nhiên, một dự thảo nghị quyết do Pháp xây dựng chưa nhận được cái gật đầu từ cả Nga và Mỹ. Hai nước này là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và có thể phủ quyết mọi nghị quyết được nêu ra từ cơ quan quyền lực nhất LHQ này.

Theo Guardian, tại Mỹ, các quan chức ở cả Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao đều lo ngại rằng một lệnh ngừng bắn toàn diện do LHQ thông qua có thể cản trở cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở nước ngoài, ví dụ như chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq.

Giới chức Washington cũng cảnh báo một bước đi như vậy sẽ ngăn nước này tiến hành các hoạt động quân sự nhằm vào các mục tiêu đi ngược lợi ích cốt lõi của Mỹ. Mỹ gần đây nhiều lần cảnh báo tấn công các mục tiêu của Iran ở Trung Đông nếu Tehran có hành vi bị Mỹ xem là gây phương hại tới lợi ích của nước này.

Tương tự, Nga không muốn lệnh ngừng bắn được ban hành vì nó sẽ kìm hãm những nỗ lực chống khủng bố của Moscow ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang kỳ vọng duy trì ưu thế cho quân đội Syria trong cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 10.

Với sự trợ giúp của Nga, Syria đã giành lại phần lớn lãnh thổ và đang đà đẩy lùi khủng bố ở khu vực biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tin về việc Mỹ và Nga không ủng hộ đề xuất Pháp xuất hiện vài ngày sau khi Tổng thống Pháp Macron nói ông đã trao đổi trực tiếp và nhận được sự ủng hộ về ý tưởng này từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Nhà lãnh đạo Pháp khẳng định ông chỉ còn chờ ý kiến của Nga, quốc gia còn lại trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Tổng thống Macron tin tưởng động thái sẽ sớm nhận được sự ủng hộ của người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Theo Guardian, các cuộc đàm phán đang diễn ra để tháo gỡ thế bế tắc. Pháp được cho là sẵn sàng điều chỉnh dự thảo nghị quyết để đạt được đồng thuận của Nga và Mỹ.

Điện Kremlin cách đây vài ngày xác nhận các cuộc đàm phán đang diễn ra và cam kết sẽ công khai về sự việc khi "công việc hoàn tất".  Bộ Ngoại giao Mỹ thì nhấn mạnh, dù vẫn ủng hộ lời kêu gọi của Tổng Thư ký Guterres, song lưu ý "chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh chống khủng bố hợp pháp của mình".

Ý tưởng về lệnh ngừng bắn toàn cầu lần đầu tiên được Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khởi xướng từ tháng 3. "Sự lây lan mạnh của COVID-19 giải thích cho sự điên rồ của chiến tranh… Đó là lý do tại sao hôm nay tôi kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức ở mọi ngõ ngách trên toàn thế giới", ông Guteres nhấn mạnh.

Một số quốc gia và phe phái tham gia các cuộc chiến trên thế giới sau đó hưởng ứng lời kêu gọi của ông Guterres, song chưa có một nghị quyết chính thức nào của Hội đồng Bảo an LHQ được ban hành.

Thiện Nhân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文