Nga kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria

08:21 20/06/2017
Hôm 19-6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng kêu gọi các nước cần hoàn toàn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) và các văn kiện khác của LHQ. Do đó, bất kỳ hành động quân sự nào triển khai trên lãnh thổ Syria cần phải được chính quyền Damascus nhất trí.


Cũng trong phát biểu của mình, nhà ngoại giao người Nga cũng hối thúc Mỹ và các nước khác có các lực lượng hoặc cố vấn quân sự tại Syria phối hợp giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 6 năm qua tại quốc gia này, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh hành động đơn phương, tôn trọng chủ quyền Syria.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm vòng đàm phán tiếp theo tại Astana (Kazakhstan) về giải quyết khủng hoảng Syria sẽ diễn ra vào ngày 10-7 tới với sự tham gia của đặc phái viên LHQ về vấn đề Syria Staffan de Mistura.

Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Lavrov được đưa ra sau Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) diễn ra ngày tại Trung Quốc và 1 ngày sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu đã bắn hạ một chiếc máy bay của quân đội Syria tại tỉnh Raqqa, miền Bắc Syria. Vụ việc này xảy ra trong bối cảnh quân đội Syria tuyên bố ngừng bắn, LHQ lập kế hoạch đàm phán hòa bình giữa các bên về vấn đề Syria vào tháng bảy tới tại Geneva và Moskva.

Cũng trong ngày 19-6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố rằng, hành động của là một bước đi có thể khiến tình hình leo thang một cách nguy hiểm, đồng thời cảnh báo Washington không sử dụng vũ lực nhằm vào quân chính phủ Syria. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov cũng cho biết, gói các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ có thể áp đặt lên Nga sẽ khiến Moskva buộc phải đáp trả. Theo ông Ryabkov, ông và người đồng cấp Mỹ Thomas Shannon sẽ gặp nhau tại thành phố St Petersburg vào ngày 23-6 tới để thảo luận các vấn đề trong các mối quan hệ song phương.

Vị trí liên quân do Mỹ dẫn đầu bắn hạ chiến đấu cơ của Syria.

Ngay sau vụ tấn công trên, cả Mỹ và Syria đều đưa ra những lời giải thích khác nhau cho hành động của mình. Về phía Syria, quân đội nước này cho biết, chiếc máy bay trên bị bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống các tay súng thuộc cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hiện phi công trên chiếc máy bay vẫn đang mất tích.

Theo tuyên bố của phía Syria, cuộc tấn công là âm mưu “nhằm làm suy yếu những nỗ lực của quân đội Syria, với tư cách là lực lượng hiệu quả duy nhất có thể cùng với các đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố trên khắp đất nước”.

Tuyên bố của quân đội Syria nêu rõ: “Vụ việc diễn ra đúng vào lúc quân đội Syria và các đồng minh đang đạt được những bước tiến rõ rệt trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Daesh (IS)”. Trong khi đó, quân đội Mỹ xác nhận một máy bay nước này đã bắn hạ một máy bay quân sự Syria ném bom vào những vị trí gần các tay súng thuộc Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) - liên quân người Kurd-Arab do Mỹ hậu thuẫn - đóng quân gần thành phố Tabqa, tỉnh Raqqa.

Thông cáo của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ nói rằng, các lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria trước đó đã tấn công một thị trấn do SDF kiểm soát ở khu vực phía Nam Tabqa và làm một số tay súng bị thương, buộc họ phải rút lui. Tuy nhiên, Washington đã “hạ nhiệt căng thẳng” rằng: “Nhiệm vụ của liên quân là đánh bại bọn IS ở Iraq và Syria. Liên quân không tìm cách gây chiến với chế độ Syria, Nga hoặc các lực lượng thân chế độ đã liên kết với họ”, nhưng khẳng định “sẽ không do dự bảo vệ mình và các lực lượng đối tác trước bất kỳ mối đe dọa nào”.

Sự kiện này đã gián tiếp gây ra cuộc giao tranh lần đầu tiên giữa quân đội Syria và lực lượng được Mỹ hậu thuẫn, cũng như một loạt hoạt động quân sự của các nước trên chiến trường Syria.

Theo giới quan sát, vụ tấn công trên của Mỹ nhằm vạch ra “giới hạn đỏ” đối với quân đội Syria. Nhà bình luận Alaa Ebrahim của hãng Nước Nga ngày nay (RT) nhận định, thông điệp của Mỹ đã quá rõ ràng, Washington sẽ không tha thứ cho bất cứ hành động can thiệp quân sự nào của quân đội Chính phủ Syria trong chiến dịch giải phóng Raqqa.

Người Mỹ không muốn quân đội Syria tiến gần đến Deir Ezzor. Họ không muốn quân đội Syria tham gia vào chiến dịch giải phóng Raqqa hoặc bất cứ khu vực nào thuộc tỉnh này. Ông Ebrahim chỉ ra rằng, đây chính là ranh giới trong cuộc xung đột ở Syria mà Mỹ không muốn quân đội chính phủ vượt qua. Có lẽ Mỹ đã chọn thời điểm để đưa ra cảnh báo này.

Vì, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), ngày 18-6, quân đội Syria đã tiến đến rìa thị trấn Resafa cách thành phố Raqqa - thành trì của IS, khoảng 40km về phía Tây Nam. Theo SOHR, mục tiêu của chiến dịch này là tiến về phía Đông và tiếp cận Deir Ezzor. Hiện quân đội Syria ở cách vị trí của các tay súng thuộc SDF khoảng 50km. Bên cạnh đó, việc Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Syria còn cho thấy Tổng thống Donald Trump không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh.

Một loạt các động thái xảy ra trên chiến trường Syria vừa qua phản ánh những toan tính của các bên trên chiến trường Syria thời gian tới. Những động thái này được dự báo sẽ thổi bùng căng thẳng trong cuộc chiến giữa lực lượng Chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn và lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại chiến trường Syria thời gian tới.

Khổng Hà (tổng hợp)

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文