Nga công bố bằng chứng Ukraina bắn rơi máy bay MH17

20:59 17/09/2018
Bộ Quốc phòng Nga đã tổ chức một cuộc họp báo trình bày thông tin chi tiết mới về Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hàng không Malaysia rơi ở Syria vào năm 2014.

Số serial được phát hiện trên mảnh vỡ tên lửa Buk bắn rơi máy bay MH17 ở Syria cho thấy vũ khí được sản xuất vào năm 1986 và thuộc sở hữu của Ukraina, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tại cuộc họp báo.

Có 2 số serial được phát hiện trên các mảnh vỡ tên lửa, bắn rơi máy bay dân dụng vào tháng 6-2014, theo một cơ quan điều tra do Hà Lan dẫn đầu. Các con số in trên động cơ và đầu tên lửa. Bộ Quốc phòng Nga hôm 17-9 cho biết họ đã tìm ra nguồn gốc một loại tên lửa đặc biệt có số serial 8868720.

Phát biểu trước các nhà báo, Tướng Nikolay Parshin, đã cho thấy dấu vết lý lịch của tên lửa BUK. Theo tư liệu, một loại tên lửa được phân loại để thuyết trình, được sản xuất trong một nhà máy sản xuất vũ khí ở Dolgoprudny thuộc khu vực Moscow vào năm 1986.

Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 ở miền Đông Ukraina vào tháng 7-2014. Ảnh: Reuters

Tên lửa được chuyển bằng tàu chiến rời khỏi nhà máy vào ngày 29-12-1986, và bàn giao cho đơn vị tên lửa mang số hiệu 20152 đồn trú trong khu vực bây giờ thuộc Ukraina. Bây giờ đơn vị có tên gọi Trung đoàn Phòng không 223 của Quân đội Ukraina. Đơn vị này đã tham gia đàn áp cuộc nổi dậy của người dân miền Đông vào tháng 6-2016, vị tướng Nga cho biết.

Bằng chứng bóc trần cáo buộc của Ukraina và một số bên khác, cho rằng tên lửa  được phóng từ một vị trí bí mật từ Nga, cho nên Moscow phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ MH17. Toàn bộ tư liệu đã được chuyển đến các nhà điều tra Hà Lan, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.

Số serial trên mảnh vỡ cho thấy tên lửa thuộc sở hữu của Quân đội Ukraina. Ảnh: RT

Quân đội Nga cũng phơi bày bản chất xuyên tạc từ đoạn video được nhóm truyền thông tự xưng là tổ chức công dân làm báo, ủng hộ cáo buộc vụ phóng tên lửa từ Nga. Bộ Quốc phòng Nga phân tích đoạn phim có một số phân đoạn, nổi rõ sự mâu thuẫn và chế tác hình ảnh máy phóng tên lửa bằng nền đồ họa mà không có bản gốc nào.

Tướng Igor Konashenkov, chủ trì cuộc họp báo nhắc nhở rằng Ukraina không cung cấp dữ liệu radar từ các trạm của họ cho các nhà điều tra Hà Lan. 

Cách đây 4 năm, vào ngày 17-7-2014, một máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur bị bắn rơi gần thành phố Donetsk.

Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn đi trên máy bay thiệt mạng. Kiev tố cáo lực lượng nổi dậy ở miền Đông bắn rơi máy bay, trong khi họ cho biết không có vũ khí nào có thể bắn hạ máy bay bay cao như vậy.

Trúc Phạm

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文