Nga gợi ý đưa thêm nước thứ ba để cứu hiệp ước INF

09:20 19/12/2018
Tổng thống Putin cho rằng các nước ngoài Nga và Mỹ sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm xa cũng nên tham gia Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm Trung (INF) để nâng cao hiệu quả của hiệp ước.
Một tên lửa hành trình Nga được phóng đi trong cuộc tập trận Zapad-2017. Ảnh: EPA

"Có những khó khăn nhất định đặt ra (với Nga và Mỹ) khi nhiều quốc gia sở hữu tên lửa tầm ngắn và tầm xa lại không tham gia hiệp ước (INF). Có lẽ chúng ta nên thảo luận với họ về việc gia nhập hiệp ước hiện tại hoặc đàm phán về một thỏa thuận mới", Tổng thống Vladimir Putin ngày 18-12 nói với các quan chức quốc phòng Nga, theo RT.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20-10 tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi INF, vốn được ký năm 1987, và là một hiệp ước có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Mỹ một mặt cáo buộc Nga vi phạm INF, mặt khác nói rằng INF chỉ toàn diện nếu nó có sự tham gia của Trung Quốc, bởi nước này cũng sở hữu các loại tên lửa bị cấm.

Sau quyết định của Mỹ, Tổng thống Putin từng nói rằng việc Mỹ buộc tội Nga để rút khỏi INF chỉ là một hành vi biện minh và Mỹ không thể đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Theo ông Putin, Washington từ lâu có kế hoạch rút khỏi INF và phân bổ ngân sách khổng lồ để phát triển vũ khí chiến lược.

Hiệp ước INF được Liên Xô và Mỹ kí năm 1987. Điều khoản INF cấm Moscow và Washington phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. . "Bất chấp những chỉ trích, hiệp ước này đang đóng vai trò gìn giữ sự ổn định, hỗ trợ khả năng dự đoán và kiềm chế các động thái quân sự", ông Putin nói.

T. Minh

Do khu vực rừng thông này có lớp thảm thực vật cao khoảng 0,5m nên lúc đầu lực lượng bảo vệ rừng kiểm tra không phát hiện được các vết khoan ở gần gốc cây. Tuy nhiên, sau khi phát quang thực bì xung quanh các cây thông thì mới phát hiện được đoạn gần gốc các cây đã bị khoan lỗ và đổ hóa chất.

Lầu Năm Góc đã dừng các chuyến vận chuyển hệ thống phòng không Patriot và các loại vũ khí chính xác khác của Mỹ tới Ukraine sau khi lo ngại rằng kho dự trữ của Mỹ đang cạn kiệt, khiến Kiev đưa ra cảnh báo nguy cơ không chống đỡ nổi các đòn tấn công của Nga.

Theo tính toán của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Xây dựng) và Viện Nghiên cứu phát triển vào năm 2022, TP Hồ Chí Minh mỗi năm thiệt hại khoảng 6 tỉ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông. Kẹt xe không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn gây căng thẳng, mệt mỏi cho người lưu thông; lãng phí thời gian di chuyển, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày…

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố quyết định cắt giảm tới 80% lượng nhập khẩu lúa mì và đường từ Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoa dịu làn sóng phản đối của nông dân EU nhưng lại đặt ra thách thức lớn với nền kinh tế Ukraine giữa bối cảnh xung đột. Quyết định trên có thể buộc nông dân Ukraine phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tại châu Á và châu Phi.

Sự gia tăng hàng giả trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và bảo vệ người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain hay truy xuất nguồn gốc bằng mã QR được xem là giải pháp hữu hiệu giúp nhận diện, ngăn chặn và loại bỏ hàng giả một cách nhanh chóng và chính xác.

Trước bất cập cao tốc đường bộ Bắc - Nam đoạn từ TP Hà Nội đến Hà Tĩnh với chiều dài hơn 400km đã hoàn thiện, đưa vào khai thác nhưng đang vắng bóng các trạm dừng nghỉ, Bộ Xây dựng đã đốc thúc các đơn vị, địa phương khẩn trương thi công, hoàn thiện để sớm đưa vào các trạm dừng nghỉ đã được quy hoạch, phê duyệt trên tuyến.

Thởi tiết Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo hửng nắng mạnh, nhiệt độ tăng lên mức trên 34 độ C, trời oi đan xen với những cơn mưa rào trong ngày. Trên Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.