Nghiên cứu mới: Sữa mẹ có thể diệt COVID-19

19:29 28/09/2020
Sử dụng sữa mẹ có thể giúp diệt virus SARS-CoV-2 gây COVID-19, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc.

Nghiên cứu mới: Sữa mẹ có thể diệt virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Ảnh: AP

SCMP ngày 28/9 cho biết một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh đã thử nghiệm tác động của sữa mẹ đối với các tế bào có tiếp xúc với virus Sars-CoV-2 và phát hiện ra rằng hầu hết các chủng virus đều bị sữa mẹ tiêu diệt.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng sữa được thu thập và bảo quản từ năm 2017, trước khi COVID-19 bùng phát. Các tế bào được thử nghiệm cũng rất đa dạng, từ tế bào thận động vật đến tế bào phổi và ruột của trẻ em.

Theo lời Giáo sư Tong Yigang từ Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh, thành viên của nhóm nghiên cứu, sữa mẹ đã "ngăn chặn sự gắn kết, xâm nhập và thậm chí cả sự nhân lên của virus". Kết quả này là giống nhau ở mọi mẫu thử nghiệm.

Đây là thông tin gây bất ngờ vì việc cho con bú từng được xem là một yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Tại thành phố Vũ Hán, nơi dịch COVID-19 khởi phát, trẻ sơ sinh đã được tách khỏi mẹ nếu các bà mẹ dương tính với virus. Các em sau đó được nuôi dưỡng toàn bộ bằng sữa công thức.

Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cảnh báo rằng những đứa trẻ bú sữa từ người mẹ bị nghi ngờ hoặc được xác nhận nhiễm COVID-19 có thể được coi là đối tượng mang mầm bệnh.

Ngoài các nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trung Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó cũng thông tin rằng các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú ngay cả khi họ nhiễm COVID-19.

WHO đã theo dõi 46 bà mẹ nhiễm COVID-19 cho con bú hồi tháng 6 và chỉ một em bé của các bà mẹ dương tính với virus, nhưng khả năng cao do phương pháp lây nhiễm khác, chứ không phải do bú mẹ.

Thiện Nhân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文