Người dân Indonesia đổ xô đi mua "thần dược" chữa COVID-19

21:16 08/07/2021
Phớt lờ những cảnh báo sức khỏe từ các cơ quan y tế, người dân Indonesia vẫn đổ xô đi mua một loại thuốc chống ký sinh trùng được quảng cáo là "thần dược" giúp chữa khỏi COVID-19, CNA ngày 8/7 đưa tin.


Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới đang phải vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch này xuất hiện, với tình trạng thiếu hụt oxy điều trị COVID-19 đang diễn ra ở nhiều bệnh viện.

Với 38.391 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận trong 24 giờ qua, hiện Indonesia đang đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc mới COVID-19 trong 1 ngày, chỉ sau Brazil và Ấn Độ.

Không chỉ vậy, quốc gia Đông Nam Á này còn ghi nhận thêm 852 ca tử vong do mắc COVID-19. Đây là con số tử vong cao thứ 2 ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào hồi năm 2020.

Các hiệu thuốc ở Indonesia đang chứng kiến nhu cầu mua ivermectin tăng vọt để chữa COVID-19. Ảnh: Aisyah Lewellyn

Trong khi đó, theo CNA, các hiệu thuốc trên toàn Indonesia đang thông báo cạn nguồn thuốc ivermectin, một loại thuốc uống thường được sử dụng để điều trị chấy rận và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác. 

Tình trạng thiếu thuốc xảy ra sau khi xuất hiện các bài quảng cáo trên mạng xã hội rằng loại thuốc này có thể điều trị được COVID-19. Một số người nổi tiếng thậm chí cũng đăng bài "khen ngợi" loại thuốc này.

"Theo các bác sĩ, ivermectin là một trong những chìa khóa an toàn và hiệu quả để chấm dứt đại dịch, với rất nhiều bằng chứng khoa học", Reza Gunawan, một "chuyên gia y tế toàn diện", đã viết trên tài khoản Twitter có 350.000 người theo dõi của mình.

Iman Sjafei, đồng sáng lập của hãng truyền thông Indonesia Asumsi, cũng đăng tải trên Twitter rằng 5 người quen của anh đã khỏi COVID-19 sau khi dùng thuốc này. "Có thể là giả dược. Nhưng cũng có thể thực sự chữa được", anh chia sẻ.

Tiêm chủng mới là thứ cần thiết được triển khai lúc này để chống COVID-19. Ảnh: Reuters

Yoyon, trưởng nhóm bán dược phẩm tại một chợ lớn ở thủ đô Jakarta, cho biết: "Khách hàng đến và mang theo ảnh chụp màn hình nói rằng ivermectin có thể chữa khỏi COVID". "Hiện tại chúng tôi đã hết nguồn cung cấp sau khi quá nhiều người đến mua", ông nói thêm.

Theo ông Yoyon, sự thiếu hụt đã đẩy giá thuốc tăng từ khoảng 175.000 lên 300.000 rupiah (tương đương từ 12 USD lên 21 USD) một lọ.

Sylvie Bernadi, một phụ nữ 66 tuổi sống ở ngoại ô Jakarta, đã mua ivermectin cho những người thân bị nhiễm COVID-19 sau khi nhìn thấy các tin nhắn WhatsApp và các bài đăng trên mạng xã hội quảng cáo loại thuốc này.

"Nhiều người nói rằng loại thuốc này có thể chữa khỏi COVID-19 nên tôi đã mua nó", bà nói, dù thừa nhận chưa tìm hiểu kỹ các tác dụng phụ của thuốc.

Trong khi đó, chính nhà sản xuất ivermectin - công ty Merck cho biết "không có cơ sở khoa học về hiệu quả điều trị tiềm năng chống lại COVID-19" và cảnh báo về các vấn đề an toàn có thể xảy ra nếu thuốc được sử dụng không đúng mục đích.

Cũng theo CNA, các nhà khoa học, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số cơ quan quản lý thuốc - bao gồm cả Indonesia - cũng nhấn mạnh rằng thiếu bằng chứng đáng tin cậy cho thấy thuốc có tác dụng chống lại COVID-19.

Trước đó, nhu cầu thuốc invermectin từng tăng vọt tại Mỹ Latinh, buộc WHO đưa ra khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc trong thử nghiệm lâm sàng. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thậm chí còn cảnh báo nguy cơ từ việc sử dụng thuốc tùy tiện.

An Nhiên

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Sau nhiều tháng trời nắng như đổ lửa, trong ngày 3 và 4/5, tại một số quận huyện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có những cơn mưa giải nhiệt. Tuy nhiên, do mưa nhỏ, lượng nước ít kèm theo dông lốc nên đã xảy ra một số sự cố…

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Những suất quà chứa đựng nhiều tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Báo CAND và nhà hảo tâm, với mong muốn đồng hành cùng các em học sinh và giáo viên trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; qua đó cùng chung tay, góp sức nâng bước các em đến trường.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文