Người dân New Caledonia bỏ phiếu tách khỏi Pháp
- Cựu Thủ hiến Catalonia đòi ly khai bị bắt giữ ở Đức
- Lực lượng ly khai tấn công dinh Tổng thống Yemen
- Những câu chuyện huyền bí ở hầm mộ Paris
Washington Post ngày 4-11 cho biết cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa những người Kanak bản xứ, những người muốn độc lập, và người da trắng trên hòn đảo này ngày càng có dấu hiệu gia tăng, bất chấp nỗ lực của chính quyền địa phương.
Người dân xếp hàng đi bỏ phiếu ở New Caledonia. Ảnh: France24 |
Những người ủng hộ việc ly khai đã có mặt tại các điểm bỏ phiếu từ rất sớm. Họ vẫy lá cờ Kanak và hô to "Kanaky", là tên gọi mà họ muốn đặt cho hòn đảo sau khi tách khỏi Paris. Họ thúc giục những người Kanak chọn quyền tự quyết.
Tổng dân số trên hòn đảo là 270.000 người, nhưng số người đủ điều kiện bỏ phiếu khoảng 174.000 người. Trong số này lại chỉ có 40% là người Kanak. Theo các cuộc thăm dò dân ý trước đây, phần lớn người dân ở đây không ủng hộ việc tách khỏi Pháp, song kết quả cuối cùng sẽ phải chờ đến chiều nay.
Theo AP, ở New Caledonia còn tồn tại sự chênh lệch lớn về điều kiện kinh tế của người dân bản địa với người da trắng, dù chính quyền đã nỗ lực giải quyết. Nhiều người lo ngại kết quả bỏ phiếu, nếu không được cả hai bên chấp thuận, có thể sẽ kéo theo tình hình bạo lực.
Người bản địa cầm theo lá cờ tới các khu vực bỏ phiếu. Ảnh: ITN |
Căng thẳng giữa bên muốn tách khỏi Pháp và bên muốn ở lại đã từng dẫn tới bạo lực những năm 1980, khiến khoảng 70 người thiệt mạng. Sự kiện này cũng dẫn tới Hiệp ước Noumea, mở đường cho việc cân bằng quyền lực trong chính quyền và các cuộc trưng cầu dân ý về ly khai.
Nếu đa số người dân New Caledonia không lựa chọn tách khỏi Pháp trong cuộc trưng cầu lần này, họ vẫn có quyền yêu cầu 2 cuộc trưng cầu nữa trước năm 2022. Sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu quan trọng trước toàn bộ người dân.
New Caledonia nằm ở Tây Thái Bình Dương, cách Australia khoảng 1200km. Khu vực này thuộc quyền kiểm soát của Pháp từ năm 1853. Đây là một hòn đảo du lịch nổi tiếng bậc nhất thế giới, và là nơi sở hữu 1/4 trữ lượng quặng Niken toàn cầu.