Người mắc COVID-19 chạm mốc 15.000, Iran lo không đủ giường bệnh

10:19 17/03/2020
Tuy có hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng hàng đầu khu vực, song Iran cũng đối mặt với tình trạng thiếu hụt vật tư y tế trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) ngày càng lan rộng.

Người Iran bịt khẩu trang khi ra đường. Ảnh: ITN

Trong thông báo phát đi cuối ngày 16/3, Bộ Y tế Iran xác nhận nước này vừa ghi nhận thêm 1.053 ca nhiễm COVID-19 và 129 ca tử vong mới. Tính đến thời điểm hiện tại, Iran có 14.991 người bệnh và 853 ca tử vong vì dịch, theo Reuters.

Các chuyên gia cảnh báo tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát có thể khiến Iran thiếu hụt cơ sở vật chất. Iran được cho là có khoảng 110.000 giường bệnh, trong đó 30.000 giường tại thủ đô Tehran. Tuy nhiên, số giường bệnh chưa sử dụng không có nhiều.

Nếu số bệnh nhân tăng mạnh thời gian tới, Iran sẽ thiếu hụt giường bệnh. Nhà chức trách Iran gần đây cam kết sẽ thiết lập thêm các bệnh viện dã chiến ngay khi cần thiết.

Trước đó, người đứng đầu chiến dịch chống COVID-19 ở Iran, ông Ali Reza Zali, từng thừa nhận COVID-19 đã gây ra cái chết cho nhiều người trẻ tuổi ở nước này. Nhiều quan chức cấp cao, chính trị gia, bác sĩ, chỉ huy quân đội và giáo sĩ Iran cũng dương tính với COVID-19.

Hôm 11/3, Ngoại trưởng Iran Zavad Zarif cho biết nước này đã đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay khẩn cấp 5 tỷ USD phục vụ công tác chống COVID-19.Iran hiện đang vướng lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt nên chưa rõ IMF có chấp thuận khoản vay hay không.

Ngoại trưởng Zarif cũng kêu gọi các quốc gia hỗ trợ Iran khẩu trang y tế, máy thở, đồ bảo hộ, bộ dụng cụ xét nghiệm và các vật tư y tế cần thiết khác. "Virus không phân biệt đối xử. Nhân loại cũng đừng nên làm vậy", Ngoại trưởng Iran nói.


Thiện Nhân

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文