Nhà máy của AstraZeneca bị cảnh sát Italia kiểm tra đột xuất

10:43 25/03/2021
La Repubblica ngày 25/3 đưa tin, một nhà máy của hãng dược phẩm AstraZeneca đã bị cảnh sát Italia kiểm tra theo yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tuần qua. Giới chuyên gia nhận định, đây là một trong những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa EU và AstraZeneca ngày càng trở nên rạn nứt. 

Theo nhật báo La Repubblica (Italia), một nhóm các sĩ quan cảnh sát nước này đã được cử đến nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca, ở thị trấn Anagni, phía Đông thủ đô Rome vào tối 20/3. 

Cụ thể, AstraZeneca bị EU cáo buộc "ưu tiên cung cấp vaccine cho Anh quốc", khi cảnh sát Italia phát hiện khoảng 29 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 "đáng nghi" tại nhà máy ở Anaghi. Tuy nhiên, AstraZeneca đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên. 

Nhà máy Catalent của AstraZeneca tại Italia bị kiểm tra đột xuất hôm 20/3. Ảnh: Reuters. 

Động thái này diễn ra sau khi phía EU liên hệ với chính phủ Italia, nghi ngờ về tuyên bố của AstraZeneca rằng dây chuyên sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của nhà máy có vấn đề, dẫn đến năng suất không được như mong muốn. 

Tính đến thời điểm hiện tại, AstraZeneca mới cung cấp 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho EU, thay vì cam kết 120 triệu liều cho khối trong quý I/2021.

Được biết, AstraZeneca hiện không có kế hoạch xuất khẩu vaccine ra ngoài EU, ngoại trừ các nước đang phát triển thông qua cơ chế "Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19" (COVAX). 

Một đại diện của hãng dược phẩm này ngày 25/3 nêu rõ: "13 triệu liều vaccine đang được chờ kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng tới các nước trong cơ chế COVAX. Ngoài ra, 16 triệu liều khác cũng chuẩn bị được gửi tới các nước EU". 

Trước đó, hôm 4/3, Italia là nước đầu tiên trong EU áp dụng cơ chế cấm xuất khẩu vaccine COVID-19 của khối, để ngăn lô hàng 250.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca tới Australia.

Linh Đan

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文