Nhật Bản tái khởi động lực lượng Hải quân từ sau Thế chiến thứ hai
Buổi diễn tạp được tổ chức ngày 7-4. Ảnh Reuters |
Trong một buổi lễ được tổ chức tại một căn cứ quân sự gần Sasebo ở đảo Kyushu, khoảng 1.500 thành viên của Lữ đoàn triển khai nhanh (ARDB) của Nhật Bản đã tập trung trong màu áo ngụy trang trong thời tiết gió rét.
"Trong bối cảnh tình hình an ninh và quốc phòng ngày càng khó khăn bao quanh Nhật Bản, việc bảo vệ biển đảo của chúng ta trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng," Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto nhấn mạnh tại buổi lễ ngày 7-4.
Cũng trong ngày 7-4, lữ đoàn này đã thực hiện một buổi diễn tập giả định tình huống giành lại hòn đảo bị xâm chiếm.
Việc Nhật Bản tái khởi động lực lượng này đang trở thành một chủ đề tranh cãi với các nước trong khu vực. Lực lượng này, theo Nhật Bản nói, được tái thành lập nhằm bảo vệ biển đảo Nhật Bản, tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều lại cho rằng lực lượng có thể trở thành một mối đe dọa đối với các nước láng giềng.
Lữ đoàn này là một thành phần bổ sung mới nhất của lực lượng Hải quân đang được tái phát triển của Nhật Bản, bao gồm các tàu chở trực thăng, tàu đổ bộ, tàu sân bay Osprey và xe tăng tấn công lội nước, nhằm ngăn chặn Trung Quốc đẩy nhanh việc tiếp cận với Tây Thái Bình Dương, theo Reuters.
Trung Quốc đang có tranh chấp về biển đảo với nhiều nước trong khu vực, đồng thời cũng đã vượt mặt Nhật Bản về đầu tư quốc phòng. Cụ thể, năm 2018, Trung Quốc đã quyết ngân sách dành cho các lực lượng vũ trang lên đến con số 176,56 tỷ USD, gấp 3 lần Nhật Bản.
Với việc tái thành lập lữ đoàn ARDB, Nhật Bản đang nỗ lực tiến gần hơn nữa đến việc thành lập một lực lượng tương tự như Đơn vị Thám hiểm Hàng hải Mỹ (MEU), có khả năng lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động trên biển cách xa trụ sở đóng quân chính.