Nhiễu loạn các giả thuyết sau vụ máy bay Nga gặp nạn

09:23 02/11/2015
Các dữ liệu về chuyến bay ở dạng kỹ thuật số hiện vẫn được niêm phong khiến nguyên nhân về vụ tai nạn vẫn chưa được hé mở. Và cũng như mọi lần, truyền thông quốc tế đã không bỏ lỡ cơ hội để thêu dệt nhiều nguyên nhân về vụ tai nạn.
Chỉ một ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn hàng không thảm khốc, cướp đi sinh mạng của 224 người, các quan chức Ai Cập ngày 1/11 xác nhận đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số Airbus A-321 thuộc hãng hàng không Nga Kogalymavia (Metrojet). Tuy nhiên, các dữ liệu về chuyến bay ở dạng kỹ thuật số hiện vẫn được niêm phong khiến nguyên nhân về vụ tai nạn vẫn chưa được hé mở. Và cũng như mọi lần, truyền thông quốc tế đã không bỏ lỡ cơ hội để thêu dệt nhiều nguyên nhân về vụ tai nạn.

Ngay sau khi xác nhận việc máy bay Airbus A-321 gặp nạn tại bán đảo Sinai, Ai Cập, Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsia) khẳng định, ở độ cao 9.000m, cơ trưởng chuyến bay đã liên lạc với trạm mặt đất và yêu cầu được hạ cánh khẩn cấp tại một sân bay gần nhất do trục trặc kỹ thuật.

Cũng theo quan điểm này, người đứng đầu ủy ban giám sát hậu quả vụ tai nạn Ayman Al-Mokadem cho biết, một trong hai phi công trên máy bay đã “cảm nhận một lỗi kỹ thuật và báo cáo với cơ quan hàng không rằng ông ta muốn hạ cánh tại sân bay gần nhất”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ai Cập Hossam Kamal đã bác bỏ điều này. Ông khẳng định cơ trưởng trên chiếc máy bay gặp nạn không hề phát tín hiệu tình trạng khẩn cấp đến các nhân viên kiểm soát không lưu tại sân bay Sharm El-Sheikh trước khi chiếc máy bay gặp nạn.

Ông nói: “Liên lạc giữa trạm kiểm soát không lưu và chiếc máy bay đều diễn ra bình thường cho đến khi chiếc máy bay này bị rơi. Cơ trưởng không hề phát tín hiệu cầu cứu và chiếc máy bay đột nhiên biến mất”. Ngoài ra, cũng liên quan tới “lỗi kỹ thuật”, cũng trong ngày xảy ra vụ tai nạn, hãng RIA Novosti của Nga dẫn một nguồn tin giấu tên từ sân bay ở thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập) cho rằng, các thành viên phi hành đoàn của chiếc máy bay gặp nạn đã vài lần thông báo với đội ngũ kỹ thuật của sân bay trên về khả năng có trục trặc trong động cơ khi máy bay khởi động. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, thông tin trên vẫn chưa được kiểm chứng.

Phần đuôi của chiếc máy bay gặp nạn.

Cũng trong ngày 31/10, một nhóm chiến binh ở Ai Cập có quan hệ với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyên bố đã bắn rơi chiếc Airbus A-321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia. Thông tin này được những kẻ ủng hộ IS phát tán thông qua mạng xã hội Twitter và trang Aamaq, vốn là website bán chính thức từng được IS sử dụng trong quá khứ để tuyên truyền, với nội dung: “Các chiến binh của Caliphate (Vương quốc Hồi giáo) đã bắn hạ một máy bay của Nga tại Sinai với ít nhất 220 lính viễn chinh của Nga. Nhờ ơn Thượng đế, chúng đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Người Nga, và các đồng minh của các người cần phải hiểu rằng các người không an toàn trên những mảnh đất hoặc vùng trời của người Hồi giáo”.

Tính tới thời điểm trước khi có tuyên bố trên, chưa có sự xác định của bất cứ nguồn nào về việc vụ tai nạn có liên quan tới hoạt động khủng bố, và giới chức Ai Cập đã nhanh chóng loại bỏ khả năng này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nga Maksim Sokolov cũng đã bác bỏ thông tin IS bắn rơi chiếc máy bay Airbus A-321. Ông tuyên bố: “Hiện nay trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau có tin cho rằng máy bay Nga có thể đã bị bắn bởi một tên lửa chống máy bay, được phóng bắn bởi những tên khủng bố. Thông tin này là không chính xác”.

Đồng quan điểm, người phát ngôn Quân đội Ai Cập Mohamed Samir cũng bác bỏ tuyên bố của IS: “Chúng có thể đưa ra bất kỳ tuyên bố mà chúng muốn, nhưng không có bằng chứng vào thời điểm này chỉ ra những tên khủng bố chịu trách nhiệm cho vụ rơi máy bay. Chúng tôi sẽ cho biết nguyên nhân thật sự khi cơ quan quản lý hàng không dân dụng phối hợp với các nhà chức trách Nga hoàn tất vụ điều tra. Nhưng đến nay, quân đội thấy không có sự xác thực cho tuyên bố hoặc video của bọn khủng bố”.

Theo báo cáo hồi tháng 7/2015 của chuyên gia quân sự IHS Janes, nhóm Wilayat Sinai có liên kết với IS từng tuyên truyền một đoạn video trong đó cho thấy chúng sở hữu một loại hệ thống phòng không cầm tay (SA-18 Igla MANPADS), có khả năng bắn rơi mục tiêu ở độ cao khoảng 3.048m. Tuy nhiên, ngay từ đầu, phóng viên của hãng BBC tại Cairo (Ai Cập) Orla Guerin đã không đồng tình với luận điểm máy bay Nga gặp nạn do bị bắn. Cô cho rằng, mặc dù máy bay đã bay qua khu vực mà các chiến binh thánh chiến địa phương đã liên minh với IS, nhưng máy bay đã bay ở một độ cao mà khó có thể bị “một cái gì đó từ mặt đất bắn hạ”.

Bên cạnh đó, cũng có nhận định rằng, đằng sau vụ tai nạn có bóng dáng yếu tố chính trị. Theo đó, lượng khách du lịch Nga tới Ai Cập chiếm 19,7% và chỉ tính riêng trong năm 2015 đã có tới 1,7 triệu lượt khách. Chính phủ Ai Cập đã hủy bỏ chi phí thị thực cho du khách Nga để khuyến khích và đây cũng là một thỏa thuận tiền tệ giữa Nga và Ai Cập hiện đang được thảo luận. Kể từ khi ông Abdel Fattah al-Sisi lên nắm quyền vào tháng 6/2014, quan hệ giữa Nga và Ai Cập trở nên gần gũi hơn và thường xuyên được báo chí Ai Cập ca ngợi. Các thỏa thuận song phương, bao gồm cả việc phát triển điện hạt nhân ở Ai Cập và thỏa thuận vũ khí trị giá 3,5 tỉ USD, đã giúp Ai Cập trong việc đa dạng hóa các nhà cung cấp vũ khí của Cairo, vượt ra ngoài Mỹ.

Bên cạnh đó, Ai Cập cũng hoan nghênh sự can thiệp của Nga vào Syria, trong khi các đồng minh của Cairo tại vùng Vịnh lại kịch liệt phản đối việc này.

 


Đôi nét về hãng hàng không Kogalymavia và chiếc máy bay xấu số

Được thành lập từ năm 1993, Kogalymavia Airlines còn được gọi là KolAvia, có trụ sở tại Kogalim, thành phố Tyumen thuộc Vùng liên bang Ural của Nga. KolAvia thường thực hiện những chuyến bay (hoặc cho thuê chuyến bay) tới nhiều địa điểm tại Liên bang Nga từ các thị trấn Kogalym và Surgut ở miền Bắc Siberia, và các chuyến trực thăng cho ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Năm 2012, Kogalymavia Airlines đổi tên thành Metrojet. Một năm sau đó, Công ty du lịch TH & C tiếp quản Kogalymavia Airlines và bắt đầu thực hiện các chuyến bay quốc tế. Hiện Metrojet sở hữu 7 chiếc Airbus A-321 và hai chiếc Airbus A-320.

Chiếc Airbus A-321 xấu số được đưa vào sử dụng tính đến nay là 18 năm và 5 tháng. Đây là loại máy bay dân sự do Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu sản xuất, với phi hành đoàn gồm 2 phi công và từ 4 – 6 tiếp viên. Airbus A-321 có sức chứa tối đa là 220 hành khách, trọng lượng Cất cánh Tối đa là 93.500kg, tốc độ hoạt động tối đa là 871km/h ở độ cao 11.000m với tầm bay tối đa là 5.600km. Airbus A-321 có thể bay cao tới 12.000m.

Ngày xảy ra vụ tai nạn, chiếc Airbus A-321 của Metrojet đang thực hiện chuyến bay mang số hiệu 7K9268 trong hành trình từ Sharm el-Sheij (Ai Cập) tới St Petersburg (Nga). Nạn nhân: 224 người, gồm: 217 hành khách, trong đó có 17 trẻ em trong độ tuổi 2 – 17, và 7 thành viên phi hành đoàn.     

Khổng Hà

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú: khu phố 8, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”

Ngày 19/11, Công an tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an tỉnh Lào Cai, Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai tiếp nhận đối tượng Quan Thị Nhạc, SN 1990, trú tại thôn Bản Lai, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang do Cục Công an Châu Hồng Hà, Công an huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bàn giao.

Càng về dịp cuối năm tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ càng gia tăng. Trên địa bàn TP Hải Phòng, đi kèm với tình trạng trên là hàng loạt những vụ nổ gây hậu quả đáng tiếc, thậm chí là thảm khốc…

Hội nghị Thượng đỉnh G20, diễn ra từ ngày 18-19/11 tại Rio de Janeiro, Brazil, đã khép lại với một bản tuyên bố chung chứa đựng nhiều cam kết quan trọng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文