Nhiều nhân vật thân cận với Tổng thống Nga Putin vào tầm ngắm trừng phạt của Mỹ

08:12 07/04/2018
Ngày 6-4, Mỹ chính thức công bố lệnh trừng phạt đối với 24 nhân vật được cho là thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin, một động động thái quyết liệt nhất để phản ứng lại liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. 
Mỹ trừng phạt nhiều nhân vật thân thiết của Nga. Ảnh minh họa Reuters 

Theo Reuters, dưới áp lực từ phía Quốc hội Mỹ, động thái này đã phong tỏa nhiều tài sản của một số nhân vật trong thương trường của Mỹ nhưng có quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Putin như ông trùm ngành nhôm Oleg Deripaska hay nhà lập pháp Suleiman Kerimov, xuất thân trong gia đình là nhà sản xuất vàng hàng đầu tại Nga, Polyus.

Các biện pháp trừng phạt này là sự phản ứng mới nhất và quyết liệt nhất của Washington với cái được gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, như những gì các cơ quan tình báo của Mỹ cáo buộc, và hành động của Nga đối với cựu nhân viên tình báo hai mang Nga tại Anh. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump từ trước đến nay vẫn luôn chịu chỉ trích vì chưa có hành động đủ cứng rắn đối với Nga liên quan đến hai cáo buộc trên sau hàng loạt những căng thẳng ngoại giao song phương khiến người ta liên tưởng đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những lệnh cấm vận và sức ép từ nhiều phía khiến mong muốn cải thiện và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Nga và ông Putin của Tổng thống Trump thêm khó khăn. 

Phía Mỹ vẫn luôn cáo buộc trong khi Nga liên tục phản đối và phủ nhận những cáo buộc này.

Những nỗ lực "hòa hảo" dường như bị đổ một gáo nước lạnh khi những tranh cãi về vụ điệp viên hai mang người Nga và con gái bị đầu độc tại lãnh thổ Anh nổi lên và những vụ trả đũa ngoại giao giữa các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, với Nga xảy ra. 

Động thái mới nhất của Mỹ nhằm vào 7 chính trị gia của Nga cũng như 12 công ty mà họ sở hữu hoặc điều hành, cộng thêm 17 quan chức cấp cao trong chính phủ Nga. Động thái này phong tỏa tất cả các tài sản của những người này tại Mỹ và cấm người Mỹ nói chung giao dịch và làm ăn với những người này.

Duy Tiến

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文