Những hình ảnh tái hiện con đường di dân chết chóc trên Địa Trung Hải

09:52 10/06/2019
Lên đường vượt Địa Trung Hải với hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, song hàng ngàn người di dân tới từ châu Phi và Trung Đông lại đã bỏ mạng trước khi đến đích.

Theo số liệu của các nhóm viện trợ nhân đạo, khoảng 700 dân thường đã rời khỏi bờ biển Libya và lênh đênh trên Địa Trung Hải trong những ngày gần đây với hi vọng tới được bờ biển châu Âu, Guardian ngày 9-6 cho biết. Trong số họ, hơn 30 người bị lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giữ lại, 280 người tới được Malta, 75 người đến được Italy. Không ai rõ số phận của 300 người còn lại.

Trong một báo cáo khác, Guardian cho biết, mỗi ngày, có tới 6 di dân tới từ các nước chìm trong chiến tranh ở châu Phi hoặc Trung Đông thiệt mạng trên Địa Trung Hải trước khi tới được châu Âu.

Đó cũng chính là điều tạo động lực để Phóng viên ảnh Italy Max Hirzel đã chuyển tải nội dung và thông điệp sâu sắc thông qua loạt ảnh "Thi thể người di cư lên tiếng":

Guardian cho biết, "Thi thể người di cư lên tiếng" là một phần câu chuyện kể về nỗ lực nhận dạng người di cư đã thiệt mạng cũng như nỗi đau của gia đình các nạn nhân trong vụ đắm thuyền chở 900 người di cư ngoài khơi đảo Sicily của Italy tháng 4-2015, cướp đi mạng sống của 800 người trên khoang.
Lên đường vượt Địa Trung Hải với hi vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, song hàng ngàn người di dân tới từ châu Phi và Trung Đông lại đã bỏ mạng trước khi đến đích. Trong ảnh là chiếc giày sót lại của một trong những nạn nhân vụ đắm tàu tháng 4-2015. 
Để các nạn nhân không bị lãng quên, các chuyên gia, nhà nghiên cứu dành 6 tháng để làm công việc nhận dạng các thi thể được tìm thấy sau vụ lật thuyền. Trong ảnh là Donatella Piscionieri, nhà nghiên cứu bệnh học của Bệnh viện đa khoa Palermo, phân tích vật dụng cá nhân của một nạn nhân ở Melili. Vật dụng gồm một mẩu giấy và một tờ tiền.
Trong nhiều trường hợp, các đồ dùng cá nhân chính là công cụ hữu hiệu nhất để nhận dạng các nạn nhân. Trong ảnh là đôi găng tay bóng đá mang tên các cầu thủ nổi tiếng cùng một gói kẹo cao su thu được từ xác tàu. Chúng được chụp lại từ phòng pháp y Labanof thuộc Đại học Milan.
Để xác định độ tuổi của các nạn nhân, các chuyên gia quyết định cắt phần xương đùi của họ để phân tích. Từ đầu năm 2019, khoảng 1.000 người đã chết vì đắm tàu hoặc đói khát, dịch bệnh hay ngạt thở trên những con thuyền chật trội. 
Đối với những người đã được nhận dạng và có thân nhân nhận. Thi thể hoặc những phần còn lại sẽ được chuyển cho gia đình. Những nạn nhân còn lại sẽ được chôn cất tại một nghĩa trang ở Italy.Trong ảnh là một tài xế nhà xác và một sĩ quan hải quân vận chuyển quan tài của các nạn nhân vụ đắm tàu để chuyển họ đến nghĩa trang.
Công việc của các chuyên gia cần rất nhiều tâm huyết, bởi không dễ dàng gì để tìm ra danh tính hay độ tuổi của nạn nhân, khi mà nhiều thi thể chỉ được tìm thấy sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Trong ảnh là cô Ginevra Malta, một kỹ thuật viên khám nghiệm tử thi ở Palermo, làm việc trong một chiếc lều được dựng lên để khám nghiệm các thi thể từ vụ đắm tàu. 
Mộ của 6 nạn nhân được chôn cất tại một nghĩa trang ở Rosolini, Sicily, sau khi các chuyên gia lưu lại thông tin về độ tuổi, giới tính, ADN... của họ. Trước khi có người nhà tới xác nhận danh tính, họ sẽ được đánh số là "Người di dân số...".
Đó là câu chuyện xảy ra ở Italy. Còn ở quê nhà, rất nhiều thân nhân những người thiệt mạng thậm chí không biết người thân của mình đã qua đời. Trong ảnh là Ousmane và Abdou là anh em của Mamadou, một nạn nhân trong vụ đắm tàu tháng 4-2015, ngồi trong nhà của họ ở Soukouta, miền nam Senegal. Họ đã tới tận Gambia và Senegal để tìm kiếm thông tin về người thân.
Người đàn ông ngồi cạnh phần mộ của thân nhân sau khi được nhận dạng. Trong số hàng ngàn người thiệt mạng trên Địa Trung Hải, chỉ có phần ít có thể thu thập được thông tin. Trong phần ít đó, cũng không có nhiều người được gia đình nhận dạng.
Thiện Minh (Ảnh: Guardian)

Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước, chiều 3/1, đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Phòng An ninh điều tra (ANĐT) Công an Đà Nẵng về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả quy mô lớn.

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ngày 3/1 thông báo gia hạn thêm một tuần đối với việc kiểm tra tất cả 101 máy bay Boeing 737-800 do các hãng hàng không nước này khai thác, trong bối cảnh cơ quan chức năng bắt đầu trục vớt xác máy bay của Jeju Air sau thảm họa hàng không xảy ra cuối tháng 12. 

Ngày 2/1, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp với với Công an huyện Mèo Vạc, Đồn Biên phòng Xín Cái, tỉnh Hà Giang; Công an huyện Quảng Nam và huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tiến hành giải cứu thành công một người phụ nữ ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sau 6 năm bị lừa bán.

Ngày 3/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, sau thời gian điều tra, củng cố chứng cứ, đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) về tội "Hành hạ người khác".

Ngày 3/1/2025, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với 5 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và đang tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, làm rõ vai trò, hành vi phạm tội của các đối tượng khác trong đường dây để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文