Nỗ lực "hồi sinh" Hiệp định TPP của 11 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

08:58 13/07/2017
Ngày 12-7, đại diện của 11 quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngoại trừ Mỹ đã nhóm họp tại thành phố Hakone, Nhật Bản để bàn cách "hồi sinh" thỏa thuận thương mại này.

Hãng tin News & Observer cho biết, cuộc họp lần này do Nhật Bản đăng cai tổ chức sẽ kéo dài 2 ngày và được tổ chức tiếp sau thỏa thuận thương mại Nhật Bản-Liên minh châu Âu (EU) vừa ký kết hồi tuần trước. Bài viết trên tờ báo này còn khẳng định, thỏa thuận thương mại Nhật Bản-EU được coi như là một sự phản đối Mỹ vì đã rút khỏi TPP.

Cùng với thỏa thuận này, Nhật Bản cũng đã chọn một nhà đàm phán mới cho các cuộc đàm phán TPP là Kazuyoshi Umemoto, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Italia. Trong khi đó, hãng AP đưa tin, sau cuộc gặp của các Bộ trưởng thương mại 11 nước hồi tháng 5 vừa qua, các nước còn lại trong TPP đã nhất trí hoàn thiện công tác chuẩn bị trước tháng 11 để đưa Hiệp định vào hiệu lực. Vì thế, trong những ngày họp bàn tại thị trấn suối nước nóng nổi tiếng Hakone của Nhật Bản, đại diện các nước sẽ bàn bạc xem liệu có nên thay đổi các yêu cầu để đưa TPP vào hiệu lực mà không xem xét các nội dung khác hay không.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực đưa "TPP 11" đi vào hiệu lực. Ảnh: Reuters.

Về khả năng kêu gọi một vòng đàm phán mới do Mỹ rút khỏi TPP, nhiều quốc gia đều tỏ ý ngần ngại. Theo quy định hiện hành, để TPP có hiệu lực, phải có ít nhất 6 quốc gia, chiếm 85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 12 nước ban đầu ký TPP, chính thức thông qua thỏa thuận. GDP của Mỹ chiếm gần 62% GDP nên khi Tổng thống Donald Trump ký mệnh lệnh hành pháp về việc sớm rút khỏi TPP vốn đã kết thúc đàm phán dưới thời Tổng thống Barack Obama, nhiều người đã lo ngại Hiệp định này bị đổ bể. Nhưng các thành viên còn lại của TPP đã nỗ lực hết mình với hy vọng sẽ đạt được tiến bộ trong việc tìm kiếm một thỏa thuận thay thế mà không cần sự tham gia của Mỹ.

Thỏa thuận này được dự kiến gọi là "TPP 11" hoặc "TPP 12-1". Hạn cuối cho thỏa thuận này là trước cuộc gặp của lãnh đạo 11 nước TPP bên lề Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11 tới.

TPP là một hiệp định được ký kết vào ngày 4-2-2016 giữa 12 nước sau 5 năm đàm phàn với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký từ năm 2005 và có hiệu lực ngày 28-5-2006. Sau đó thêm 5 nước đàm phán để gia nhập gồm Australia, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam. Nhật Bản và Mexico tán thành lời đề nghị tham gia hiệp định này vào năm 2010.

Mục tiêu ban đầu của TPP là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Cho đến tháng 10-2015, các nước mới đạt được thỏa thuận và đang trong giai đoạn 2 năm chờ đợi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Đến nay, dù Mỹ đã tuyên bố rút khỏi TPP nhưng Nhật Bản và New Zealand vẫn phê chuẩn Hiệp định này. Một số quốc gia khác tuy có thái độ lưỡng lự song vẫn đang nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp tốt nhất cho TPP.

Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray Caso trong một cuộc họp báo chung với những người đồng cấp hồi tháng 2 đã nhấn mạnh: "Chúng tôi quyết định cùng nhau tiến lên phía trước, đặc biệt với các nước châu Á-Thái Bình Dương. Việc một thành viên rất quan trọng của TPP rút lui mở ra nhiều cơ hội mới". Đồng thời, ông Videgaray Caso cũng thừa nhận rằng các thành viên TPP không loại trừ khả năng về một thỏa thuận "TPP phiên bản 2.0".

Chưa hết, hồi tháng 5 vừa qua, bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT)- APEC, Bộ trưởng các nước thành viên TPP cũng đã nhóm họp để thảo luận và ra tuyên bố chung. Theo đó, các Bộ trưởng cũng đã khẳng định lại kết quả cân bằng và tầm quan trọng về mặt kinh tế, chiến lược của TPP cũng như nhấn mạnh các nguyên tắc, tiêu chuẩn cao của Hiệp định là thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước thành viên, tạo thêm cơ hội cho người lao động, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đặc biệt, tại đây, các Bộ trưởng cũng không loại trừ khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định. Những nỗ lực này được cho là sẽ giải quyết các mối quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ, duy trì mở cửa thị trường, củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc chung, thúc đẩy thương mại toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Huyền Chi

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文